Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách tiêu tiền giúp bạn tăng cảm giác hạnh phúc

1. Không mua quá nhiều đồ đạc

Những người thu nhập cao thường rơi vào cái bẫy này. Mỗi lần kiếm được nhiều tiền, họ lại mua thêm đồ. Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ rất nhanh quên đi cảm giác có đồ mới. Căn nhà mơ ước một khi có được sẽ chỉ được coi là căn nhà bình thường. Vì bạn không bao giờ cảm thấy đủ.

Thay vào đó, bạn nên tiết kiệm để sớm làm chủ được tài chính sau này. Niềm vui khi biết mình có thể chẳng phải đi làm mà vẫn có tiền tiêu mỗi sáng sẽ kéo dài rất lâu. Khi tích trữ kha khá, bạn cũng sẽ yêu công việc mình đang làm hơn nếu không phải lo lắng về tiền bạc. Còn nếu lương không phải mối quan tâm chính, bạn còn có thể chuyển sang một công việc khác phù hợp hơn nếu có cơ hội.

2. Chiều chuộng sở thích cá nhân

Người tiêu tiền thông minh luôn biết kết hợp giữa việc kiếm tiền và tiêu tiền. Nếu bạn nghiện một món ăn vặt hay thích say đắm một bộ đồ thời trang sành điệu, đừng ngại ngần chi tiền nếu như trong ví rủng rỉnh. Đầu tư tài chính vào những sở thích cá nhân cũng là một cách giải tỏa stress hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mình tự tin, nổi bật hơn rất nhiều khi sống với đam mê và sở thích của chính mình. Hãy biết tự thưởng và khích lệ bản thân.

3. Mua quà tặng người thân

Bí mật của hạnh phúc đó là khi san sẻ yêu thương với người thân, bạn sẽ nhận thấy hạnh phúc của mình được nhân lên gấp bội. Sẽ là một cách tiêu tiền thông minh nếu như mỗi tháng, bạn dành ra một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng người thân trong gia đình. Bố, mẹ, anh chị em sẽ rất tự hào vì có một người con hiếu thảo, tâm lý như bạn.

Hãy tiêu tiền cho những sở thích cá nhân để luôn cảm thấy hạnh phúc. Ảnh minh họa

Hãy tiêu tiền cho những sở thích cá nhân để luôn cảm thấy hạnh phúc. Ảnh minh họa

4. Đi du lịch

Bạn sẽ thấy cuộc sống thật thi vị và đáng sống khi đi du lịch nhiều nơi, trải nghiệm nhiều hơn. Hãy gom góp tài chính để có thể biến ước mơ đi du lịch dài ngày thành hiện thực nhé.  Đi du lịch phượt, cắm trại một ngày, hay thậm chí chỉ đơn giản là đi công viên, sở thú… sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

5. Giúp đỡ người khác

Cho đi sẽ khiến cuộc sống của bạn thay đổi. Không chỉ vì bạn nhận ra mình may mắn đến mức nào, mà bạn còn thấy niềm vui của những người được giúp đỡ. Những người biết cảm thông và giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều may mắn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn chúng ta không tận dụng được hết số tiền dư thừa. Vì thế, hãy dành một phần thu nhập dư dả để làm từ thiện. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình hạnh phúc đến thế nào.

6. Tham gia một khóa học, một môn học mới

Tham gia các khóa học phát triển kỹ năng hay một môn học mới sẽ là lựa chọn thông minh dành cho bạn. Khoản đầu tư này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích bất ngờ. Nếu bạn là một người chưa biết cách chi tiêu hợp lý thì một khóa học quản lý tài chính cá nhân là một lựa chọn đúng đăn; nếu bạn muốn cải thiện tay nghề nấu ăn của mình tại sao bạn không tham gia một lớp học nấu ăn căn bản? Bạn sẽ bất ngờ với tài năng của mình đấy.

Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn cho mình một số khóa học bổ ích như: quản lý thời gian hiệu quả, chi tiêu thông minh, hiểu con cái hay dạy con cái hiểu biết về tài chính…. Hãy bắt đầu với một khóa học mà bạn hứng thú và có lợi trong phát triển công việc của chính mình.

7. Thử sức với công việc kinh doanh

Bạn ấp ủ dự án kinh doanh trọng một lĩnh vực bạn yêu thích vậy tại sao bạn không bắt đầu ngay với công việc này. Hãy bắt đầu bằng một kế hoạch cụ thể và xem xét thật kỹ các trường hợp. Có thể hãy thực hiện dự định này với một vài người bạn có cùng chí hướng và sở thích, khi đó cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn đấy. Chắc chắn công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm mới cũng như có thêm một khoản thu nhập hấp dẫn.

8.  Dùng tiền mua sự tiện lợi

Việc này thoạt nghe có vẻ trái ngược với điều trên, nhưng thực sự đây không phải là mua đồ. Có những công việc khá tốn thời gian, và bạn có thể thuê người làm. Hãy cân nhắc gọi một người lau nhà để giúp bạn làm sạch mặt sàn, hay thuê người làm vườn nếu bạn chẳng muốn động tay vào thảm cỏ trước sân. Việc giặt ủi cũng vậy. Trong thời gian rỗi, bạn có thể thư giãn sau ngày làm việc mệt nhọc.

9. Mua những thứ bạn thực sự cần, chứ không phải những thứ bạn muốn

Khi tiêu tiền, chúng ta thường xuyên phải băn khoăn lựa chọn giữa thứ mình thực sự cần và thứ mình muốn. Đôi khi, những thứ bạn muốn mua không mang lại bất cứ lợi ích và giá trị sử dụng nào. Do vậy, thay vì chọn những thứ muốn mua, chúng ta nên chọn những thứ mình thực sự cần.

10. Thanh toán ngay và tiêu dùng sau

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không phải ai cũng có điều kiện mua những thứ mình thích. Do đó nhiều người thường mua trả góp, mua chịu, mua để dùng trước và thanh toán sau. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc tiêu dùng trước, thanh toán sau không khác gì việc mua nợ vào người. Bởi vì chúng ta sẽ luôn cảm thấy lo lắng và mệt mỏi với áp lực trả nợ.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

8 sở thích giúp bạn trở thành sếp giỏi

1. Khiêu vũ

Để nhảy tốt một điệu nhảy, bạn cần một mức độ kiên trì và siêng năng tương tự việc điều hành, quản lý và phát triển một doanh nghiệp thành công. Chủ tịch kiêm CEO Nhà xuất bản TrueLine Hajmil Carr từng chia sẻ: “Tôi thích trượt tuyết và mê mẩn điệu nhảy salsa. Những sở thích của tôi là một phần không thể thiếu giúp tôi làm việc hiệu quả”.

“Khiêu vũ là một sở thích giúp tôi trở thành người quản lý tốt hơn. Nó mang lại cho tôi một ngoại hình tuyệt vời, giúp tôi có nhiều năng lượng hơn trong suốt cả tuần. Đó cũng là một hoạt động vui vẻ giúp tôi giảm bớt căng thẳng để có thể suy nghĩ chín chắn hơn trong tuần tới” – CEO của UsersThink cho hay.

2. Yoga

Yoga mang lại sự thư giãn, sự tươi sáng và tích cực. Đây là môn thể thao hoàn hảo nếu bạn đang làm việc với những thứ liên quan tới hàng triệu đô la. Andrew Reich – nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Dịch vụ sản xuất InTouch chia sẻ: “Yoga giúp tôi đưa ra những chỉ đạo và hỗ trợ cho nhân viên mà vẫn không gây áp lực cho họ vì những soi xét và những thứ tiêu cực mà một số người quản lý thường vấp phải. Yoga cũng mang lại năng lượng mà tôi cần để hoàn thành công việc của một ngày và tạo động lực cho nhân viên”.

3. Đọc

Đọc luôn luôn là một cách tuyệt vời để kiểm soát những căng thẳng. Nó cũng giúp mở rộng vốn từ và cải thiện chức năng nhận thức. Spencer X. Smith – phó chủ tịch phụ trách bán hàng của Công ty tư vấn Spencer X. Smith , giảng viên môn Kế hoạch kinh doanh và môn Marketing Internet ở ĐH Wisconsin chia sẻ về sở thích đọc sách của ông: “Tùy thuộc vào việc kinh doanh lúc đó của tôi, những cuốn sách tốt nhất trở thành thứ mà tôi cần. Khi thảo luận về những chủ đề đó, tôi cũng đưa ra một nguồn bên ngoài (ví dụ như từ một cuốn sách) để cuộc thảo luận có tính hợp tác hơn, chứ không phải như một chỉ thị”.

4. Tập thể thao

Nghe có vẻ kỳ lạ khi tập thể thao rõ ràng là chỉ mang lại một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng không, tập thể thao có thể làm bạn trở thành một quản lý tốt hơn. Lãnh đạo một doanh nghiệp đòi hỏi cả thể chất khỏe mạnh và tinh thần sáng suốt. Monica Eaton-Cardone – quản lý cấp cao của Chargebacks911 thường xuyên thay đổi bài tập của mình để phù hợp với nhu cầu hiện tại của bà.

“Tập thể dục là niềm đam mê của tôi. Tôi không miễn cưỡng tập luyện để cải thiện sức khỏe hay giảm cân. Tôi không xem tập thể dục là hệ quả của việc ăn uống. Quan trọng nhất là tôi cảm thấy đầu óc cởi mở và tươi sáng khi bước chân vào văn phòng. Nếu không có những bài tập để xả hết những phiền muộn trong đầu, thì tôi không thể tương tác vui vẻ với nhân viên của mình”.

5. Đi du lịch

Đi du lịch giúp tạo tinh thần phiêu lưu và tò mò trong công việc. TJ Sassini – CEO của ZOZI.com là một người rất thích đi du lịch. Ông đã đặt chân tới hơn 30 quốc gia và vừa hoàn thành chuyến đạp xe một mình không hề có trợ giúp từ Bồ Đào Nha tới Ý, băng qua dãy núi Pyrenees.

Việc một doanh nghiệp đưa ra những quan điểm mới và không ngại ra khỏi vùng an toàn của mình là rất quan trọng. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Acceleration Partners – ông Robert Glazer chia sẻ: “Du lịch là một sở thích đưa tôi ra khỏi văn phòng, cho tôi thời gian suy nghĩ về những bức tranh lớn và mang về những ý tưởng mới. Ngoài mục đích nghỉ ngơi, tôi cũng chủ động tìm kiếm nhiều cách để hòa đồng với nhóm của tôi thông qua du lịch”.

6. Làm vườn

Trong số những trải nghiệm làm vườn của Christopher Peck – giám đốc điều hành của Natural Investments, có cả những thành công và thất bại. Và việc điều hành một doanh nghiệp cũng có những thách thức tương tự.

“Thời gian tôi dành cho đất cát, cây trồng trong sân nhà mang lại nhiều lợi ích cho công việc của tôi. Những giờ làm vườn làm tươi mới cơ thể và tinh thần tôi. Nó cũng là thời gian rời xa công việc để tầm nhìn sáng suốt và cởi mở hơn”.

7. Viết blog

Viết blog thường xuyên về những trải nghiệm của mình với tư cách một chủ doanh nghiệp, Matt Rissell – CEO của TSheets – không chỉ giúp đỡ và truyền cảm hứng cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ hơn, mà nó còn giúp ông gợi nhớ về những thách thức mà ông phải đối mặt trong quá trình xây dựng một công ty công nghệ thành công bên ngoài Thung lũng Silicon.

8. Chơi cờ

Sở thích chơi cờ giúp nhà sáng lập ilos Sean Higgins đánh giá đúng những mất mát. Mỗi lần ông thua cuộc, ông đều học được điều gì đó.

“Bạn học rất nhanh mỗi lần sai lầm. Nhờ bài học này mà nhóm của tôi không e ngại sai lầm khi làm việc với tôi. Chúng tôi có thể cùng nhau đối mặt với những mất mát, học được những bài học và trở nên mạnh mẽ hơn trong những bước ngoặt tiếp theo”.

Theo Nguyễn Thảo

Vietnamnet/Life Hack



Read more ...

14 kỹ năng giới trẻ cần có ở tuổi 20

Business Insider đã liệt kê 14 kỹ năng cần thiết mà giới trẻ nhất định phải học ở độ tuổi 20.

1. Học cách trung thực

Khi đến muộn giờ cho một cuộc hẹn, bạn thường có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh như tắc đường hoặc lỡ xe…

Michael Hoffman - một người sử dụng mạng xã hội Quaro- cho rằng: “Bạn chỉ cần xin lỗi và không cần cung cấp thông tin chi tiết. Lời thú nhận ‘tôi lên kế hoạch kém’ còn tốt hơn một trăm lần việc bạn mạo hiểm đặt uy tín của bản thân vào chế độ ‘cần xem xét’ trong mắt người khác bằng việc đổ lỗi cho giao thông”.

2. Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích

Trong cuộc sống, không ai muốn nghe những lời chỉ trích. Abhinav Gupta viết: “Bạn dễ dàng nổi nóng khi ai đó nói bạn sai.

Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể làm khác đi. Để thành công trong cuộc sống, bạn cần biết cách tiếp nhận những lời nhận xét khó nghe, lắng nghe và phản hồi chúng theo một cách tích cực và không nghĩ xấu về người đã chỉ trích bạn”.

Dám khởi đầu cuộc trò chuyện, bạn sẽ có thêm nhiều bạn bè và mối quan hệ mới.

Dám khởi đầu cuộc trò chuyện, bạn sẽ có thêm nhiều bạn bè và mối quan hệ mới.

3. Học cách khởi đầu một cuộc nói chuyện

"Giao tiếp có lẽ là kỹ năng mà tôi còn gặp nhiều khó khăn nhất" - Deepak Mehta - một người hay xấu hổ - thú nhận.

Thế nhưng, kinh nghiệm chỉ ra rằng, nếu bạn dám bắt đầu một cuộc thảo luận với người bên cạnh, bạn có thể sẽ có thêm người bạn mới, mối quan hệ trong công việc, hoặc kiến thức mới về một chủ đề đã cũ.

4. Học cách yêu cầu

"Yêu cầu là kỹ năng dễ nhất nhưng lại ít được tận dụng nhất để phát triển sự nghiệp của bạn" - một dân mạng viết.

Nhưng, nếu bạn không biết lấy hết can đảm để đề nghị mức lương cao, vị trí công việc tốt hơn, một hợp đồng có quy mô lớn hơn, bạn sẽ không bao giờ có được thứ mình mong muốn.

Nếu việc yêu cầu người khác khiến bạn lo lắng, bạn có thể luyện tập kỹ năng này dần dần bằng cách bắt đầu với những tình huống không liên quan đến công việc của bạn. Ví dụ, bạn có thể học cách trả giá khi đi mua thực phẩm.

Đặt mình vào những tình huống khó chịu, bạn sẽ nhận ra, nếu không biết yêu cầu đúng cách, sự thiệt thòi sẽ chỉ dành cho bạn.

5. Học cách giữ lời hứa

Bạn từng hứa đến dự tiệc sinh nhật của một người bạn, hay cam kết hoàn thành công việc mà cấp trên giao thêm. Dù bất cứ trường hợp nào, một khi đã hứa, bạn phải thực hiện.

"Phá vỡ những cam kết do mình tạo ra là cách đánh mất lòng tin của người khác nhanh nhất. Thời gian trôi qua, việc lấy lại uy tín và hàn gắn tình cảm trở nên vô cùng khó khăn" - Hoffman chia sẻ.

6. Học ăn

Rất nhiều điều bạn trẻ cần học hỏi từ những bữa ăn. Theo Drew Pavilonis, nhai sột soạt, mở miệng quá lớn, mút tay hoặc liếm đồ ăn dính trên bát đĩa, … chứng tỏ bạn không biết cách cư xử và thiếu kỹ năng xã hội.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà giới trẻ cần học.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà giới trẻ cần học.

7. Học cách giao tiếp hiệu quả

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần thường xuyên trau dồi khả năng nói và viết.

"Hãy thử thách bản thân bằng việc tinh chỉnh cách bạn viết một bức thư điện tử hay cách cư xử trong một cuộc họp.

Ví dụ, trong cuộc họp nhóm tiếp theo, thay vì khăng khăng nói về ý kiến của bản thân, bạn hãy đếm nhẩm đến 5 và suy nghĩ xem, liệu những điều bạn sắp đóng góp có thực sự liên quan. Nếu câu trả lời là có, hãy thẳng thắn chia sẻ. Nếu bạn nhút nhát không lên tiếng, bạn chỉ còn cách im lặng” - một dân mạng gợi ý.

8. Rèn luyện khả năng ‘đàn hồi’

Cuộc sống của mỗi người, bên cạnh niềm vui, còn bị ràng buộc bởi thất bại, nỗi buồn, thất vọng... Carolyn Cho nói rằng, bạn cần tận dụng thời gian trong độ tuổi 20 để học cách phục hồi sau một sự cố.

Tuổi 20 là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn trải nghiệm, thất bại và học cách vượt qua thất bại. Vì cuộc sống có muôn vàn thử thách, bạn cần rèn luyện để có tinh thần mạnh mẽ, đủ khả năng vượt qua những khó khăn, thách thức.

9. Kiềm chế cơn giận

Syed Muswair Abbas Rizvi lập luận, bạn có thể điều khiển cơn giận dữ và thất vọng của bản thân theo một hướng tích cực thay vì mắng mỏ hoặc trút giận xuống người xung quanh.

Sự tức giận có thể kéo theo những hành động mà bạn chưa từng nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra, bởi vậy, bạn cần tìm hiểu nghệ thuật làm chủ cảm xúc và quản lý cơn giận của bản thân.

Kiềm chế cơn giận và học cách kiên nhẫn cũng rất quan trọng.

Kiềm chế cơn giận và học cách kiên nhẫn cũng rất quan trọng.

10. Quản lý tài chính

Những thứ vật chất xa xỉ sẽ mang lại cho bạn cảm giác thỏa mãn nếu bạn thực sự có khả năng để sở hữu chúng. Còn nếu không, bạn đừng biến mình thành nô lệ bằng việc chạy theo lối sống mà bạn không thể bám trụ lâu dài. Sống khiêm tốn và giản dị sẽ giúp bạn mua được một số món trong chừng mực.

11. Đối phó với cảm giác khi bị từ chối

Ở tuổi 20, các bạn trẻ say mê khám phá những trải nghiệm, công việc, đối tác mới… Một số bạn nhận được kết quả khả quan, nhưng cũng không ít bạn cảm thấy buồn chán vì không được chấp nhận.

“Sự từ chối là viên thuốc khó nuốt nhất. Thế nhưng, nếu suy nghĩ thấu đáo, việc bị từ chối là điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống. Không phải riêng bạn vấp phải khó khăn này .

Quan trọng nhất là việc bị từ chối không có nghĩa, thế giới của bạn đến đây kết thúc. Đừng bận tâm thái quá, bạn hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục nỗ lực hết mình.

12. Học mà không cần tới giáo trình

"Hãy giữ cho tâm trí bạn luôn rộng mở, hãy học từ mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi" - Lenny Kho viết. Không chỉ vậy, bạn cần thường xuyên cải tiến phương pháp học và tìm ra cách học mới, sáng tạo, thông minh hơn.

Đọc sách, học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ … hãy áp dụng bất cứ cách nào khiến bạn cảm thấy phấn chấn. Bạn không nên bó hẹp việc học ở trong trường, trong giáo trình.

13. Chấp nhận sự thay đổi

Một nghiên cứu do nhà tâm lý học Dan Gilbert thực hiện chỉ ra rằng, con người thường cảm thấy bất ngờ với những thay đổi của bản thân trong tương lai. Đó chính là lý do khiến Choi - một dân mạng - nói rằng: “Bạn gần như không thể lên kế hoạch về nơi mà bạn sẽ đến trong vài năm”.

Ông lấy bản thân làm ví dụ: “Trong thời gian học đại học, tôi nghiên cứu về kỹ thuật. Tôi chưa từng nghĩ rằng, mình sẽ về Đông Âu để thu hoạch ngô. Nhưng, mọi việc đã diễn ra như vậy.

Khi ở châu Âu, tôi chưa từng tưởng tượng, mình sẽ chuyển đến một tòa nhà xa lạ ở New York - nhưng đó chính xác là những gì đã xảy ra”. Bởi vậy, thay vì ngạc nhiên, bạn hãy vui vẻ với những thay đổi trong cuộc sống của mình.

14. Học cách kiên nhẫn

Đôi khi, bạn cảm thấy mất tinh thần khi dành nhiều tham vọng và nỗ lực trong công việc, học tập nhưng vẫn không đạt được mục tiêu.

Steve Kobrin cho rằng: “Những điều tốt đẹp không xảy đến một cách dễ dàng. Bạn phải mất nhiều thời gian để nuôi dưỡng và vun trồng, rất nhiều lần thử nghiệm và thất bại. Quan trọng là bạn học được gì sau những thất bại đó”.

Theo Zing



Read more ...

Mẹo nhỏ để có mối quan hệ tốt với hàng xóm

Là người tử tế bạn luôn muốn sống trong một cộng đồng văn minh với những người hàng xóm tốt bụng dễ mến. Được như vậy quả là tuyệt vời. Tuy nhiên cuộc sống luôn có những điều trớ trêu buộc bạn phải đối mặt với nó. Đặc biệt, ở thành phố do trình độ văn hoá của dân cư chênh lệch rất lớn, nghề nghiệp khác nhau, công tác và việc nhà vô cùng bận rộn, cho nên cơ hội hàng xóm tiếp xúc với nhau cũng ít hơn, ở những nhà chung cư cao tầng sự giao tiếp với nhau càng ít. Vì vậy để có một mối quan hệ tốt với hàng xóm bạn cần các kỹ năng sau:

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Luôn biết kiềm chế

Điều quan trọng khi sống cạnh hàng xóm là luôn phải biết kiềm chế. Nóng giận chẳng giải quyết vấn đề gì mà có khi còn đẩy mâu thuẫn đến tình huống xấu hơn.

Tôn trọng hàng xóm

Gặp mặt hàng xóm phải chào hỏi thăm sức khoẻ, với người lớn tuổi phải xưng hô bằng ông, bà, cô, chú, với người hơn mình ít tuổi phải gọi bằng anh, chị, nhỏ hơn mình thì gọi là em. Khi có việc sang nhà hàng xóm phải gõ cửa, lúc về phải chào từ biệt.

Sống gương mẫu

Hãy sống gương mẫu. Không nên hùa theo những cách làm của những hàng xóm xấu tính vì nếu bạn làm thế thì bạn cũng chẳng khác gì họ. Tất nhiên lúc đó thì những người hàng xóm khác cũng sẽ coi thường bạn.

Tỏ ra văn minh, có đạo đức

Khi bạn làm việc, sửa nhà hoặc có thể tiệc tùng tới muộn việc đầu tiên hãy xem xem có ảnh hưởng tới hàng xóm bởi các tiếng ồn do nhà mình gây ra không. Nếu như trong tình thế bắt buộc như: sửa nhà thì bạn nên sang đánh tiếng trước với hàng xóm về sự bất tiện đó. Hay như nếu tổ chức tiệc tại nhà của bạn hãy chừng mực giảm bớt tiếng loa đài khi muộn. Những hành động đó sẽ khiến hàng xóm luôn hài lòng với cách ứng xử và đánh giá cao bạn.

Cương nhu đúng lúc

Luôn biết kiềm chế không có nghĩa là bạn là người nhu nhược. Bạn cần phải lên tiếng nếu hàng xóm xấu tính giở trò hoặc làm ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn không tỏ thái độ, họ sẽ tưởng bạn sợ và lần sau họ sẽ làm tới với những trò tồi tệ hơn. Hãy gọi họ ra nói chuyện rõ ràng và cho họ biết bạn không muốn bị quấy rầy, không muốn bị làm phiền. Nếu cần thiết thì chuyển tới họ 1 thông điệp rõ ràng

Giúp đỡ

Trong cuộc sống thường ngày bạn nên để ý xem gia đình hàng xóm có công việc gì cần giúp đỡ không, có khó khăn gì không… nếu có nên giúp đỡ không nề hà bởi sau này sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của chính họ.

Chọn hàng xóm mà chơi

Dù bạn không thân thiết với những hàng xóm xấu tính nhưng cũng nên gật đầu chào hỏi lịch sự nếu gặp nhau trước ngõ. Ngoài ra, bạn cũng nên chơi với một vài người hàng xóm tử tế xung quanh để nếu có việc gì cần, bạn có thể gọi người ta hỗ trợ hoặc ít nhất là có tiếng nói. Cũng nên chọn những anh hàng xóm có uy tín và đàng hoàng.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

Kỹ năng cần thiết để có mối quan hệ tốt với hàng xóm

Là người tử tế bạn luôn muốn sống trong một cộng đồng văn minh với những người hàng xóm tốt bụng dễ mến. Được như vậy quả là tuyệt vời. Tuy nhiên cuộc sống luôn có những điều trớ trêu buộc bạn phải đối mặt với nó. Đặc biệt, ở thành phố do trình độ văn hoá của dân cư chênh lệch rất lớn, nghề nghiệp khác nhau, công tác và việc nhà vô cùng bận rộn, cho nên cơ hội hàng xóm tiếp xúc với nhau cũng ít hơn, ở những nhà chung cư cao tầng sự giao tiếp với nhau càng ít. Vì vậy để có một mối quan hệ tốt với hàng xóm bạn cần các kỹ năng sau:

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Luôn biết kiềm chế

Điều quan trọng khi sống cạnh hàng xóm là luôn phải biết kiềm chế. Nóng giận chẳng giải quyết vấn đề gì mà có khi còn đẩy mâu thuẫn đến tình huống xấu hơn.

Tôn trọng hàng xóm

Gặp mặt hàng xóm phải chào hỏi thăm sức khoẻ, với người lớn tuổi phải xưng hô bằng ông, bà, cô, chú, với người hơn mình ít tuổi phải gọi bằng anh, chị, nhỏ hơn mình thì gọi là em. Khi có việc sang nhà hàng xóm phải gõ cửa, lúc về phải chào từ biệt.

Sống gương mẫu

Hãy sống gương mẫu. Không nên hùa theo những cách làm của những hàng xóm xấu tính vì nếu bạn làm thế thì bạn cũng chẳng khác gì họ. Tất nhiên lúc đó thì những người hàng xóm khác cũng sẽ coi thường bạn.

Tỏ ra văn minh, có đạo đức

Khi bạn làm việc, sửa nhà hoặc có thể tiệc tùng tới muộn việc đầu tiên hãy xem xem có ảnh hưởng tới hàng xóm bởi các tiếng ồn do nhà mình gây ra không. Nếu như trong tình thế bắt buộc như: sửa nhà thì bạn nên sang đánh tiếng trước với hàng xóm về sự bất tiện đó. Hay như nếu tổ chức tiệc tại nhà của bạn hãy chừng mực giảm bớt tiếng loa đài khi muộn. Những hành động đó sẽ khiến hàng xóm luôn hài lòng với cách ứng xử và đánh giá cao bạn.

Cương nhu đúng lúc

Luôn biết kiềm chế không có nghĩa là bạn là người nhu nhược. Bạn cần phải lên tiếng nếu hàng xóm xấu tính giở trò hoặc làm ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn không tỏ thái độ, họ sẽ tưởng bạn sợ và lần sau họ sẽ làm tới với những trò tồi tệ hơn. Hãy gọi họ ra nói chuyện rõ ràng và cho họ biết bạn không muốn bị quấy rầy, không muốn bị làm phiền. Nếu cần thiết thì chuyển tới họ 1 thông điệp rõ ràng

Giúp đỡ

Trong cuộc sống thường ngày bạn nên để ý xem gia đình hàng xóm có công việc gì cần giúp đỡ không, có khó khăn gì không… nếu có nên giúp đỡ không nề hà bởi sau này sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của chính họ.

Chọn hàng xóm mà chơi

Dù bạn không thân thiết với những hàng xóm xấu tính nhưng cũng nên gật đầu chào hỏi lịch sự nếu gặp nhau trước ngõ. Ngoài ra, bạn cũng nên chơi với một vài người hàng xóm tử tế xung quanh để nếu có việc gì cần, bạn có thể gọi người ta hỗ trợ hoặc ít nhất là có tiếng nói. Cũng nên chọn những anh hàng xóm có uy tín và đàng hoàng.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

10 lời khuyên về sự nghiệp không nên nghe

1. Hãy nhận tạm một công việc, ngay cả khi bạn không thích nó

Đây chưa bao giờ là một ý kiến hay trừ khi bạn quá tuyệt vọng về vấn đề tiền bạc. Điều này là không công bằng với cả bạn và ông chủ của bạn. Khi ép mình làm một công việc không phù hợp, bạn sẽ thiếu động lực và chẳng vui vẻ gì.

 

2. Hãy nhận công việc trả lương cao nhất

Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Mặc dù ai cũng muốn được trả công xứng đáng nhưng tiền lương không phải là vấn đề duy nhất.

Còn có những yếu tố khác để quyết định có nhận một công việc hay không, như trách nhiệm công việc, các chế độ, văn hóa công ty, tỷ lệ cân bằng công việc - cuộc sống, cơ hội thăng tiến. Tiền bạc sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn bị mắc kẹt trong một công việc không mấy dễ chịu.

3. Hãy làm công việc bạn giỏi

Bạn có thể giỏi nhiều thứ khác nhau. Giỏi một thứ nào đó không phải là lý do duy nhất để nhận một công việc. Bạn có thể rất giỏi một thứ nào đó nhưng lại không hề thích nó hay không tìm được mục đích ở công việc đó.

Nếu bạn là một lái xe tuyệt vời, không có nghĩa là bạn nên lái xe taxi để kiếm sống. Hầu hết mọi người hạnh phúc hơn khi được làm những công việc có thể sử dụng tài năng để khám phá đam mê.

4. Làm việc chăm chỉ đi, rồi bạn sẽ được thăng tiến

Ông chủ của bạn quan tâm tới giá trị mà bạn mang lại cho công ty, chứ không phải bạn chăm chỉ tới mức nào. Nếu bạn muốn thăng tiến, hãy lên tiếng.

Còn nếu cứ ngôi yên ở chỗ của mình, lặng lẽ làm việc chăm chỉ, nghĩa là bạn đang gửi đi thông điệp “tôi ổn với công việc và vị trí hiện tại”.

5. Đừng làm gì gây xáo trộn

Nếu bạn muốn nổi trội trong công việc, bạn phải làm khác đi. Bằng cách mở rộng tư duy, bạn sẽ trở thành tài sản của ông chủ, vì thế đừng ngại tìm kiếm những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. Công ty bạn hoạt động theo một cách nhất định không có nghĩa đó là cách tốt nhất, vì thế hãy sáng tạo và đặt câu hỏi.

6. Hãy theo đuổi đam mê, tiền bạc sẽ tới

Làm công việc bạn yêu thích là rất quan trọng, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ được trả công xứng đáng. Đam mê của bạn cần phải đáp ứng nhu cầu của ai đó hoặc phải giải quyết được vấn đề nào đó.

Nếu bạn có kỹ năng ở một lĩnh vực, hãy bán nó, viết về nó, dạy nó để kiếm tiền. Thay vì chỉ tập trung vào đam mê, hãy xem xét cả điểm mạnh của mình. Đam mê, tài năng và đáp ứng cái mà thế giới cần mới đủ để bạn có thể kiếm tiền.

7. Hãy làm công việc bạn thấy thoải mái

Thoải mái không có nghĩa là phù hợp. Thoải mái thường dẫn đến nhàm chán. Sự hài lòng trong công việc lên đến đỉnh điểm khi bạn sử dụng kỹ năng và sự sáng tạo để làm công việc mà bạn thích.

Hãy tìm một nơi mà bạn bị thách thức và cho bạn cơ hội học hỏi và phát triển. Nó có thể không thoải mái, nhưng chắc chắn sẽ hữu ích.

8. Hãy tìm một công việc thực sự

Thế nào là công việc “thực sự”? Ý tưởng về một công việc thực sự của ai đó có thể hoàn toàn khác với của bạn. Làm việc tự do có phải là một công việc “thực sự” không? Hay làm nhân viên giao pizza bán thời gian có phải là công việc thực sự không?

Công việc là công việc và bất cứ công việc gì mà bạn làm đều là công việc thực sự. Luôn có những bài học giá trị trong tất cả công việc, bất kể “thực sự” hay không.

9. Hãy nhận bất cứ mức lương nào bạn được đề nghị

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều dự tính trong đầu một mức lương - thường là thấp hơn bình thường. Đó là vì họ dự đoán bạn sẽ thương lượng mức lương.

Đừng yêu cầu quá cao nhưng cũng đừng e ngại đề nghị mức lương cao hơn. Họ có thể không đáp ứng chính xác mức đề nghị của bạn, nhưng ít nhất nó vẫn tốt hơn đề nghị ban đầu.

10. Đừng nghỉ việc, ngay cả khi bạn ghét nó

Nhàm chán nhất là cảnh bạn làm việc ở một công ty suốt 40 năm, sau đó nghỉ hưu. Cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn phải chịu đựng một công việc mà bạn ghét. Không vui vẻ trong công việc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các mối quan hệ của bạn.

Nếu bạn thấy mình không hạnh phúc, hãy tìm kiếm một công việc khác. Cơ hội là khi bạn tìm thấy một công việc không chỉ phù hợp với mình, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Theo Nguyễn Thảo

Vietnamnet



Read more ...

Bạn đã biết cách giữ gìn mối quan hệ với hàng xóm?

Là người tử tế bạn luôn muốn sống trong một cộng đồng văn minh với những người hàng xóm tốt bụng dễ mến. Được như vậy quả là tuyệt vời. Tuy nhiên cuộc sống luôn có những điều trớ trêu buộc bạn phải đối mặt với nó. Đặc biệt, ở thành phố do trình độ văn hoá của dân cư chênh lệch rất lớn, nghề nghiệp khác nhau, công tác và việc nhà vô cùng bận rộn, cho nên cơ hội hàng xóm tiếp xúc với nhau cũng ít hơn, ở những nhà chung cư cao tầng sự giao tiếp với nhau càng ít. Vì vậy để có một mối quan hệ tốt với hàng xóm bạn cần các kỹ năng sau:

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Không phải lúc nào bạn cũng gặp được hàng xóm tốt. Ảnh minh họa

Luôn biết kiềm chế

Điều quan trọng khi sống cạnh hàng xóm là luôn phải biết kiềm chế. Nóng giận chẳng giải quyết vấn đề gì mà có khi còn đẩy mâu thuẫn đến tình huống xấu hơn.

Tôn trọng hàng xóm

Gặp mặt hàng xóm phải chào hỏi thăm sức khoẻ, với người lớn tuổi phải xưng hô bằng ông, bà, cô, chú, với người hơn mình ít tuổi phải gọi bằng anh, chị, nhỏ hơn mình thì gọi là em. Khi có việc sang nhà hàng xóm phải gõ cửa, lúc về phải chào từ biệt.

Sống gương mẫu

Hãy sống gương mẫu. Không nên hùa theo những cách làm của những hàng xóm xấu tính vì nếu bạn làm thế thì bạn cũng chẳng khác gì họ. Tất nhiên lúc đó thì những người hàng xóm khác cũng sẽ coi thường bạn.

Tỏ ra văn minh, có đạo đức

Khi bạn làm việc, sửa nhà hoặc có thể tiệc tùng tới muộn việc đầu tiên hãy xem xem có ảnh hưởng tới hàng xóm bởi các tiếng ồn do nhà mình gây ra không. Nếu như trong tình thế bắt buộc như: sửa nhà thì bạn nên sang đánh tiếng trước với hàng xóm về sự bất tiện đó. Hay như nếu tổ chức tiệc tại nhà của bạn hãy chừng mực giảm bớt tiếng loa đài khi muộn. Những hành động đó sẽ khiến hàng xóm luôn hài lòng với cách ứng xử và đánh giá cao bạn.

Cương nhu đúng lúc

Luôn biết kiềm chế không có nghĩa là bạn là người nhu nhược. Bạn cần phải lên tiếng nếu hàng xóm xấu tính giở trò hoặc làm ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn không tỏ thái độ, họ sẽ tưởng bạn sợ và lần sau họ sẽ làm tới với những trò tồi tệ hơn. Hãy gọi họ ra nói chuyện rõ ràng và cho họ biết bạn không muốn bị quấy rầy, không muốn bị làm phiền. Nếu cần thiết thì chuyển tới họ 1 thông điệp rõ ràng

Giúp đỡ

Trong cuộc sống thường ngày bạn nên để ý xem gia đình hàng xóm có công việc gì cần giúp đỡ không, có khó khăn gì không… nếu có nên giúp đỡ không nề hà bởi sau này sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của chính họ.

Chọn hàng xóm mà chơi

Dù bạn không thân thiết với những hàng xóm xấu tính nhưng cũng nên gật đầu chào hỏi lịch sự nếu gặp nhau trước ngõ. Ngoài ra, bạn cũng nên chơi với một vài người hàng xóm tử tế xung quanh để nếu có việc gì cần, bạn có thể gọi người ta hỗ trợ hoặc ít nhất là có tiếng nói. Cũng nên chọn những anh hàng xóm có uy tín và đàng hoàng.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

10 người bạn mà bạn nên có trong cuộc đời

Khoa học đã chứng minh rằng những người có bạn bè thường sống lâu hơn những người không có bạn. Nhưng bạn bè không phải theo kiểu “lúc có không cần, lúc cần không có”, vì vậy việc lựa chọn được những kiểu bạn bè đáng có trong cuộc sống là điều quan trọng.

Việc lựa chọn được những kiểu bạn bè đáng có trong cuộc sống là điều quan trọng. Ảnh minh họa

Việc lựa chọn được những kiểu bạn bè đáng có trong cuộc sống là điều quan trọng. Ảnh minh họa

Một người bạn có thể tạo nên không khí vui vẻ

Không nhất thiết phải mở tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, chỉ cần vài lời nói của họ, vài hành động, hoặc thậm chí chỉ là lúc bạn nhìn thấy họ cũng đủ khiến tâm trạng của bạn sáng hơn một chút. Một người bạn biết tạo không khí vui vẻ, có cái nhìn tích cực về cuộc sống và có thể dễ dàng giúp bạn vượt qua những khủng hoảng xuất hiện trong cuộc đời.

Một nhà thám hiểm can đảm

Chúng ta đang sống ở một thế giới rộng lớn có rất nhiều miền đất để khám phá, rất nhiều người cần gặp gỡ và rất nhiều điều để trải nghiệm. Nhưng đa phần chúng ta lại mắc kẹt trong những công việc, thói quen hàng ngày và quên mất chúng ta còn cần phải sống. Vậy nên mỗi người trong chúng ta cần có một người bạn ưa thích khám phá, người sẽ kéo chúng ta ra khỏi cái vỏ của chính mình và chỉ cho chúng ta những quan niệm mới, những nền văn hóa mới, những triết lý sống mới và những hoạt động mới lạ đầy hứa hẹn.

Một người trung thành

Chẳng ai ngu ngốc đến mức muốn tìm cho mình một người bạn chuyên nói dối và sống giả tạo, bởi thế hãy giữ bên mình một người bạn trung thành. Không bao giờ phản bội bạn và bảo vệ bạn lúc cần thiết, có mặt bên cạnh bạn khi bạn gặp khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ nhận từ người ta, mặt khác bạn cũng phải đóng vai trò là một người bạn trung thành với họ, chỉ có như vậy mới giúp cả hai trở thành những người bạn thân thiết mãi mãi.

Một người bạn có thể giữ được bí mật

Kiểu bạn này sẽ có nhiệm vụ nắm giữ những bí mật và tất cả những rắc rối, sự bất an cũng như những sai lầm của bạn. Họ không phán xét bạn mà chỉ cho bạn lời khuyên cùng với sự đảm bảo rằng chỉ có bạn và họ biết những điều đó. Bạn bè vốn dĩ là nơi để chia sẻ, hẳn là bạn sẽ giận lắm nếu chọn nhầm một người bạn chỉ biết đem bí mật của bạn ra nói lung tung khắp nơi phải không?

Người luôn nói với bạn những sự thật khó nghe

Trong cuộc sống có những lúc ta phải được biết những điều mà ta không muốn nghe - những sự thật đau lòng. Và người cho bạn biết những điều đó không phải ai ngoài những người bạn thẳng tính, trung thực. Nếu bạn đang đắn đo với một mối quan hệ và mọi người đều nói chẳng có vấn đề gì, nếu bạn quyết định quay lại với một người mà có 8 lần đổ vỡ trong 2 năm yêu nhau, thì người bạn đó sẽ giật lăng kính màu hồng của bạn xuống và nói thẳng với bạn rằng: "Như thế là quá đủ rồi. Dừng ngay cái kịch bản chia tay rồi quay lại rồi lại chia tay này đi! Mày xứng đáng được hạnh phúc hơn thế mà."

Bạn bè là những người luôn thành thật với nhau. Nếu bạn tìm được một người bạn luôn nói với bạn những sự thật đau lòng như vậy(tất nhiên là theo tinh thần xây dựng) thì hãy giữ thật chặt người bạn đó. Rất khó tìm được một người bạn như thế lần thứ hai trong đời.

Một người bạn sẵn sàng hỗ trợ

Đây là một trong những kiểu bạn giúp bạn thực hiện ước mơ và không bao giờ làm cho bạn cảm thấy như mình đang sống trên một hành tinh khác. Với vị trí là người sẵn sàng hỗ trợ, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn hay mất tự tin. Quan trọng hơn hết, bạn có thể đặt niềm tin vô hạn vào người bạn này mà không sợ phản bội hay bất cứ thứ gì đại loại như thế.

Người bạn quân sư

Đừng cảm thấy hài lòng với những người luôn hùa theo mọi điều bạn nói và coi đó là bạn thật sự, vì điều đó chỉ khiến bạn trở nên tự mãn, sẽ có lúc mắc sai lầm mà không hay biết. Hãy tìm một người bạn quân sư – người mà biết nhiều thứ - dù đúng dù sai thì cũng sẽ cho bạn những lời khuyên hai chiều tích cực nhất. Hơn nữa, bạn sẽ học hỏi được nhiều cách sống tốt đẹp từ một người bạn quân sư.

Một người bạn đền từ nền văn hóa khác

Chắc hẳn điều bạn không mong muốn nhất là bị kẹt trong thế giới nhỏ bé của mình, Nếu mọi người ai cũng có một người bạn đền từ nền văn hóa khác thì có lẽ thế giới trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Tình bạn xuyên biên giới cho phép bạn khám phá những phong tục tập quán, những giá trị và truyền thống mới, thú vị bên ngoài nền văn hóa của bạn. Đôi khi bạn còn có thể tìm ra những cách mới để giải quyết vấn đề. Nhưng hãy cẩn thận, đừng vội vàng làm bạn với ai đó chỉ vì họ đền từ nền văn hóa khác bởi không ai muồn mình đơn thuần chỉ là một người bạn "xã giao". Thay vào đó hãy luôn cởi mở và nếu bạn gặp được một người bạn thực sự đền từ đất nước khác thì hãy trân trọng họ, tôn trọng cả những khác biệt giữa hai nền văn hóa.

Người bạn có tính cách trái ngược với mình

Hay nói cách khác là những người bạn đặc biệt một chút. Người bạn này có thể có tính cách hoàn toàn trái ngược với bạn. Nhiều người nghĩ rằng, những người chơi với nhau nhưng có mối quan tâm khác nhau, quan điểm khác nhau, sở thích khác nhau sẽ không có tình bạn lâu dài. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì khi chơi với những người bạn này, tất cả chúng ta sẽ có thêm những mối quan tâm mới, sẽ có cái nhìn đa diện hơn khi đánh giá cùng một vấn đề. Hai người bạn sẽ bổ sung cho nhau những điểm còn khiếm khuyết để xây dựng một tình bạn giúp nhau cùng tiến bộ.

Người biết lắng nghe

Nói cho người khác nghe thì dễ dàng, nhưng để lắng nghe người khác nói thì chưa chắc. Bởi không phải người nào cũng đủ kiên nhẫn để trở thành một người bạn suốt ngày nghe bạn ngồi lải nhải những chuyện chẳng-liên-quan đến họ và có khi còn nổi cáu nếu bạn nói quá nhiều. Nhưng nếu có thể, hãy tìm cho mình một người biết lắng nghe để làm bạn. Họ chính là đôi tai thứ hai của bạn.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

Những kiểu bạn bè bạn nên tránh xa

Khi nghĩ đến bạn bè, chúng ta thường cho rằng đây là một trong những điều tuyệt vời nhất cuộc sống ban tặng cho mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng không phải ai cũng là người bạn tốt để ta có thể bộc bạch mọi tâm tư. Bạn nên tránh xa những kiểu bạn bè dưới đây để không vướng vào rắc rối:

Không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Ảnh minh họa

Không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Ảnh minh họa

Kiểu người hay phán xét

Đừng bao giờ để những lời nói của người ưa phán xét ảnh hưởng đến bạn. Đây là kiểu bạn bè bạn nên tránh xa bằng mọi giá. Họ sẽ luôn cố gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn, từ đó chi phối các suy nghĩ và hành động của bạn.

Những người không bao giờ nhớ ngày sinh của bạn

Nếu một người luôn xuất hiện, đi chơi, gặp gỡ bạn mà không nhớ nổi ngày sinh của bạn, hay món bạn thích, quán café bạn hay tới hay thậm chí là tên người yêu của bạn thì người đó thật là tệ. Bạn bè thật sự sẽ là những người quan tâm và chịu khó dành một phần bộ nhớ của họ cho bạn. Tại sao lại phải chơi cùng một người hoàn toàn không biết gì về bạn?

Luôn luôn than phiền

Đây là kiểu người luôn than phiền về mọi thứ trong cuộc sống. Mỗi khi gặp họ, bạn sẽ chỉ nghe thấy những lời than thở muộn phiền và sầu não như thể cuộc sống toàn màu đen. Việc chia sẻ vui buồn trong cuộc sống với bạn bè là điều bình thường nhưng một người bạn chỉ coi bạn là thùng rác để trút tất cả những nỗi buồn thì lại là điều không tốt chút nào. Người bạn này sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn trở nên u ám hơn và mất đi thái độ lạc quan, tin tưởng.

Người bạn độc thân cay nghiệt

Người bạn này có thể đã trải qua một cuộc chia tay không mấy êm thấm. Do đó họ có thể có những phản ứng tiêu cực với những người khác giới. Tiếp xúc thường xuyên với những người bạn như thế trong thời gian dài sẽ khiến bạn suy nghĩ theo lối mòn của họ, một cách vô thức.

Những người luôn thất hẹn

Hãy kiểm tra lại tin nhắn của bạn, nếu có đứa bạn nào 9 trên 10 lần rủ đi chơi đều thất hẹn vì bận rộn thì tốt nhất là bạn cũng nên tạm biệt nhân vật đó. Sự thật là mọi người trên đời này đều bận rộn, nếu bạn thật sự quan trọng thì họ sẽ dành thời gian cho bạn. Vì thế, không nên mất thời gian với những người không có thời gian cho bạn.

Luôn tính toán thiệt hơn

Nếu họ giúp đỡ bạn một việc nhỏ nào đó, họ cũng ghi nhớ và chắc chắn sẽ yêu cầu bạn đền đáp lại trong tương lai. Họ không phải những người bạn hào phóng và mục đích của họ khi làm gì đó là để nhận lại điều tương tự hoặc hơn thế.

Người bạn "đào mỏ"

Kết bạn với kẻ "đào mỏ" - chắc chắn chúng ta đã từng gặp hoặc trải qua vấn đề này ít nhất một lần trong đời. Mượn tiền thường xuyên, lợi dụng tài chính, dựa dẫm quá nhiều vào bạn... Và khi bạn phản ứng nghiêm túc những hành động đó, họ sẽ ngay lập tức tảy chay bạn. Kiểu bạn bè như thế tuyệt đối chúng ta phải tránh xa.

Những người hay đố kị với bạn

Trong những giây phút bạn hạnh phút nhất mà người bạn thân không thể chia sẻ và hay buông ra những lời nói như : “dễ thôi mà, ai làm cũng được” hay “có gì đâu mà vui dữ vậy” thì đây có lẽ là một người bạn vẫn ngầm đố kị với bạn. Một người bạn chân chính là người sẽ cảm thấy vui khi nhìn thấy bạn thân mình được hạnh phúc.

Chỉ xuất hiện khi cần được giúp đỡ

Một người luôn chỉ xuất hiện khi cần sự giúp đỡ là kiểu bạn cần tránh. Một khi họ có được sự giúp đỡ cần thiết, họ sẽ lại biến mất. Ngược lại, nếu bạn họ hỗ trợ việc gì, bạn sẽ khó lòng nhận được sự giúp đỡ từ họ.

Những người luôn giận dỗi khó chịu

Bạn bè là những người luôn sẵn sàng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để gìn giữ mối quan hệ. Còn nếu bạn cảm thấy bạn là người duy nhất phải thường xuyên năn nỉ, xin lỗi cũng như níu kéo một người bạn thường xuyên giận dỗi thì tốt nhất là nên kết thúc với người bạn này. Nếu bạn bè mà phải mệt mỏi như vậy thì mất hết cả ý nghĩa.

Quá yêu bản thân mình

Đối với họ, họ chính là trung tâm của thế giới. Mọi thứ dường như chỉ xoay chung quanh họ. Nếu bạn cố lên tiếng về vấn đề của bản thân với họ, chắc chắn họ sẽ lại hướng chủ đề về mình. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng cuộc sống hay những vấn đề của người khác chỉ là tầm thường và không thể so sánh với mình.

Sống giả tạo

Trước mặt bạn thì họ vờ như yêu quý bạn nhưng thực chất sau lưng lại rất ghét bạn. Họ luôn sẵn sàng ở bên bạn, chúc mừng, động viên bạn nhưng tình cảm thực sự trong lòng họ lại khác. Bạn cần phải tinh ý để nhận ra những người bạn kiểu này và tốt nhất là hãy tránh xa họ.

Lily (th)/Gia đình & Xã hội



Read more ...

6 thói quen của người trẻ thành công

Loại bỏ tâm lý sợ bị lãng quên từ mỗi thành viên trong công ty là yếu tố quan trọng để quản lý họ.

2. Nuôi dưỡng sự nghiệp của mỗi cá nhân

Ashton Wall (26 tuổi, giám đốc tiếp thị khách hàng và thương hiệu tại Tradesy) cho hay: "Tôi không nghĩ rằng, tôi có trách nhiệm quản lý cả sự phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân trong nhóm. Nhưng sự thực lại đúng là như vậy. Tôi đang quản lý ngày làm việc của họ. Tôi muốn đảm bảo, tôi cũng đang đưa họ đi trên con đường sự nghiệp tươi sáng. Khi công ty phát triển thành đạt, các nhân viên của công ty đó cũng vậy".

3. Tạo điều kiện để nhân viên đưa ra những ý tưởng mới

"Hãy nhớ rằng, các nhân viên luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ phía lãnh đạo, không phải chỉ khi họ cần. Tôi luôn tự nhắc mình rằng, các thành viên trong công ty luôn mong nhận được sự chỉ dẫn và phản hồi tích cực khi họ làm tốt công việc của mình. Khi nhận được những ý tưởng lạ lùng, bạn có thể mở một cuộc họp để các thành viên cùng trao đổi. Dù ý tưởng đó có thể bị loại bỏ, sự xuất hiện của nó vẫn rất quan trọng" - Tessa Wolf (30 tuổi, giám đốc sáng tạo tại Framebridge) cho hay.

Khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới là thói quen của nhà quản lý của Tessa Wolf.

Khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới là thói quen của nhà quản lý của Tessa Wolf.

4. Giao thoa văn hóa công ty và tình yêu làm việc với các nhân viên

"Trong vai trò người lãnh đạo, tôi có ý thức mạnh mẽ về việc làm gương cho cấp dưới. Tôi luôn muốn các nhân viên đam mê với công ty như mình và bảo đảm rằng, họ công nhận những cống hiến của tôi cho sự nghiệp chung. Hãy làm cho công việc trở nên thú vị nhất có thể bởi mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ tìm thấy niềm vui với những gì họ đang làm" - Nicole Gardner (29 tuổi, giám đốc điều hành tại Dormify) chia sẻ.

5. Khuyến khích nhân viên khám phá bản thân

Meghan Gage (28 tuổi, làm việc mảng quan hệ công chúng liên quan tới cấp cao tại GrubHub) quan niệm: "Tôi muốn nhân viên nhìn thấy và nhận ra cơ hội học tập ở khắp mọi nơi. Khi bắt đầu sự nghiệp, tôi thường yêu cầu nhân viên thực hiện những nhiệm vụ mà trước đó, họ có thể chưa từng trải qua. Đó là cơ hội để họ khám phá chính mình qua các câu hỏi như: "Tôi đang học điều gì?", "Khả năng của tôi đang ở đâu?"... Khi giải đáp được những câu hỏi này, nhân viên sẽ làm nên thành công cho chính họ và cả công ty".

Tôi muốn nhân viên nhìn thấy và nhận ra cơ hội học tập ở khắp mọi nơi - Meghan Gage cho hay.

"Tôi muốn nhân viên nhìn thấy và nhận ra cơ hội học tập ở khắp mọi nơi" - Meghan Gage cho hay.

6. Bảo đảm cho nhân viên cảm thấy những đóng góp của họ có giá trị đối với công ty

"Điều quan trọng đối với một người quản lý là tạo ra môi trường mà ở đó, nhân viên cảm thấy những ý kiến và sự đóng góp của họ có giá trị. Những cá nhân được đánh giá cao sẽ làm bất cứ điêu gì cần thiết để mang lại thành công cho tập thể" - Janet Park (30 tuổi, quản lý các hoạt động thị trường tại Poshmark) cho biết.

Theo Zing



Read more ...

10 kiểu người bạn nên tránh xa bằng mọi giá

Những người không lành mạnh thách thức mọi logic. Một số không biết về những tác động chẳng hay ho họ mang lại cho xung quanh, số khác lại lấy làm hài lòng về những hỗn loạn mình tạo ra cho người khác.

Nghiên cứu gần đây của ĐH Friedrich Schiller ở Đức cho thấy, những người kiểu này ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào tới bạn. Họ khiến bạn stress và điều này có thể tác động tiêu cực lâu dài đến não.

Sự căng thẳng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các tế bào thần kinh trong vùng hippocampus, một vùng não quan trọng chịu trách nhiệm về lý luận và trí nhớ. Những người kiểu này không chỉ làm bạn khổ sở, mà thực sự gây khó khăn cho bộ não của bạn.

Khảo sát của một công ty chuyên về nhân sự cho thấy, những người có kỹ năng quản lý ngoài việc điều tiết tốt cảm xúc của mình, còn có khả năng nhận diện tốt "những người không lành mạnh". Dưới đây là 10 kiểu người phổ biến.

1. Kẻ lắm điều

"Những đầu óc vĩ đại thảo luận về ý tưởng, đầu óc trung bình thảo luận về sự kiện, còn tâm trí nhỏ thảo luận về mọi người" - Eleanor Roosevelt cho hay.

Những kẻ lắm đầu thường lấy niềm vui từ nỗi bất hạnh của người khác. Ban đầu, bạn có thể nghe để vui và tò mò, nhưng lâu dần trở thành thói quen, sẽ khiến bạn mệt mỏi, tạo nếp "soi" xấu, chưa kể làm đau người khác.

Có quá nhiều mặt tích cực đó và quá nhiều thứ để học hỏi từ những người thú vị thay vì lãng phí thời gian nói về những bất hạnh của người khác.

2. Người tính khí thất thường

Có những người hoàn toàn không làm chủ được cảm xúc của mình. Họ sẽ bài bác bạn và đổ những cảm xúc tiêu cực vào bạn, với suy nghĩ rằng bạn là người gây ra sự bất ổn cho họ.

Bạn chẳng những không giúp họ lý tính hơn mà sẽ bị kéo theo dòng cảm xúc thất thường.

3. Người tự cho mình là "nạn nhân"

Đây là kiểu người khó nhận ra vì ban đầu bạn hoàn toàn thông cảm với những vấn đề của họ. Nhưng thời gian trôi qua, bạn sẽ nhận ra lúc nào họ cũng "cần thời gian để chia sẻ" nỗi niềm.

Kiểu người "nạn nhân" tích cực chối bỏ những trách nhiệm cá nhântrong các sự vụ. Họ không thấy thời điểm khó khăn như cơ hội học hỏi và trưởng thành, thay vào đó họ "từ chối bước qua". Có một câu nói cũ: "Đau đớn là không thể tránh khỏi nhưng đau khổ là tùy chọn".

4. Người chỉ quan tâm đến bản thân

Những người này khiến bạn bị thấp xuống, dấy lên trong bạn cảm giác đơn độc. Bởi bạn chỉ là công cụ để họ xây dựng sự tự tôn cá nhân.

5. Những kẻ ganh tỵ

Với người ganh tỵ, cỏ vườn khác luôn xanh hơn nơi của mình. Thậm chí, ngay cả những điều lớn lao đến với họ, họ vẫn chưa thấy hài lòng. Đó là vì họ đọ sự may mắn của bản thân với mọi thứ bên ngoài.

Dành nhiều thời gian cho tuýp người này sẽ khá nguy hiểm bởi họ dạy bạn tầm thường hóa những thành tựu và giá trị của mình.

6. Người gian xảo, ma mãnh

Những người này lấy đi thời gian và năng lượng của bạn, nhân danh tình bạn. Họ biết bạn thích gì, điều gì làm bạn vui vẻ.

Nhưng sự khác biệt đó là họ muốn những thứ khác từ bạn và nếu bạn nhìn lại mối quan hệ với họ, họ chị nhận, chứ không cho đi.

7. Kiểu người "giám ngục" (người có lối nghĩ tiêu cực)

Trong truyện Harry Potter của JK Rowling, giám ngục là những sinh vật ác, hút hồn của mọi người ra khỏi cơ thể, để lại chỉ là vỏ của con người. Bất cứ khi nào một giám ngục bước vào phòng, nó đi bóng tối, người bị cảm lạnh và họ bắt đầu nhớ lại những kỷ niệm tồi tệ nhất.

Kiểu người này "hút sự sống" bằng cách áp đặt tiêu cực và bi quan của mình lên tất cả. Họ có thể tiêm sợ hãi và lo lắng ngay cả vào những tình huống lành tính nhất.

Một nghiên cứu trường Đại học Notre Dame thấy rằng, những sinh viên cùng phòng với tuýp người này có nhiều khả năng phát triển tư duy tiêu cực và thậm chí trầm cảm.

8. Người hay xuyên tạc

Có một số người xấu mà sự hài lòng của họ đến từ những đau đớn và đau khổ của người khác. Họ làm tổn thương bạn, làm cho bạn cảm thấy xấu xí, hoặc để có được một cái gì đó từ bạn. Nếu không, họ không quan tâm đến bạn.

9. Người phán xét

Kiểu người này nhanh chóng chỉ ra khá chính xác những ưu nhược điểm của bạn. Tuy nhiên, họ hay chỉ trích về những điều bạn say mê, tạo cho bạn cảm giác điều đó là tồi tệ.

Thay vì học hỏi sự khác biệt tích cực từ những người khác, họ luôn coi thường điều đó. Người phán xét kiềm chế những động cơ tích cực của bạn. Vì vậy, chẳng nên chần chừ tìm cách tránh xa.

10. Người kiêu ngạo

Tuýp người này làm lãng phí thời gian của bạn, bởi vì họ nhìn thấy mọi thứ bạn làm như thách thức cá nhân. Kiêu ngạo là sự tự tin lệch lạc.

Một nghiên cứu của ĐH Akron thấy rằng, sự kiêu ngạo có tương quan với một loạt các vấn đề tại nơi làm việc. Người kiêu ngạo có xu hướng biểu diễn thấp hơn, khó chịu hơn và có vấn đề về nhận thức nhiều hơn người bình thường.

Trong thực tế, những người kiểu này hiện diện khá đông đảo và đôi khi những đặc điểm đó cũng xuất hiện ở chính bạn. Bởi vậy, "tránh xa" chỉ là cách nói, giải pháp nếu thực hiện được là tốt nhất.

Điều quan trọng hơn là bạn nên học cách tự bảo vệ mình trước những cảm xúc tiêu cực những kiểu người trên mang lại. Chẳng hạn như giữ khoảng cách giao tiếp nhất định, xác định rõ, vững mục tiêu của mình, tìm cách tiết chế và làm chủ cảm xúc bản thân...

Bài viết của Travis Bradberry, phóng viên tạp chí Forbes, chuyên trách mảng "trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo".

Theo Song Nguyên

Vietnamnet



Read more ...

Kỹ năng nào cần thiết nhất cho giới trẻ ngày nay?

Trong thời buổi công nghệ như hiện nay, giới trẻ trau dồi kỹ năng để bắt kịp các quốc gia khác có phải điều quan trọng nhất? Hay giúp họ có vốn hiểu biết bao quát hơn về các môn thể thao và nghệ thuật mới là điều cần thiết? Đối với việc phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, tư duy logic, giao tiếp cơ bản thì sao?

Mới đây, Pew Research Center tiến hành khảo sát tại Mỹ để tìm ra điều quan trọng nhất giúp giới trẻ trở thành những người dẫn đầu trong thế giới hiện đại.

10 kỹ năng cần thiết nhất cho các bạn trẻ là giao tiếp, đọc, logic, viết, làm việc nhóm, toán, khoa học, âm nhạc, hội họa, thể thao.

10 kỹ năng cần thiết nhất cho các bạn trẻ là giao tiếp, đọc, logic, viết, làm việc nhóm, toán, khoa học, âm nhạc, hội họa, thể thao.

Kết quả thu được rất rõ ràng. Đa số mọi người cho rằng, giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu, tiếp đến là đọc, toán, làm việc nhóm, viết và tư duy logic.

Các kỹ năng liên quan nhiều hơn đến hoạt động ngoại khóa như hội họa, âm nhạc, thể thao chiếm tỷ lệ bình chọn thấp nhất. Những nhóm đối tượng khác nhau có xu hướng lựa chọn đáp án khác nhau.

Tại Mỹ, phụ nữ có thường thấy đọc và giao tiếp như kỹ năng quan trọng hàng đầu. Trong khi nam giới chú trọng toán và khoa học hơn. Theo Pew Research Center, số nam giới cho rằng, khoa học là kỹ năng số 1 chiếm tới 63%.

Đa số mọi người cho rằng, giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn thành công trong cuộc sống.

Đa số mọi người cho rằng, giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn thành công trong cuộc sống.

So sánh giữa nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục đại học và nhóm học trung học, nhóm đại học có xu hướng ưu tiên các kỹ năng giao tiếp, viết, logic và khoa học hơn.

Cụ thể, 81% sinh viên tốt nghiệp đại học nói rằng, viết là kỹ năng quan trọng nhất. Số học sinh trung học có câu trả lời tương tự chiếm tỷ lệ thấp hơn (70%).

Sự bất đồng về ý kiến cũng xảy ra giữa các nhóm khác nhau về màu da và đảng phái chính trị.

Thể thao là kỹ năng chiếm tỷ lệ bình chọn thấp nhất.

Thể thao là kỹ năng chiếm tỷ lệ bình chọn thấp nhất.

Người da đen đề cao các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật, người da trắng không có cùng suy nghĩ đó. Cụ thể, khoảng 1/3 số người da đen cho rằng, âm nhạc là kỹ năng cần thiết nhất. Số người da trắng có cùng câu trả lời chỉ chiếm 1/5.

Pew Research Center cũng thống kê được, 78% đảng viên Đảng Cộng hòa ủng hộ tư duy logic như kỹ năng quan trọng nhất cho giới trẻ thời hiện đại. Tỷ lệ đảng viên Đảng dân chủ có cùng suy nghĩ này chiếm thấp hơn 8%.

Theo Zing



Read more ...