Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn CUỘC SỐNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CUỘC SỐNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Đốt rác gây cháy lan gara ôtô ở Sài Gòn

Ngọn lửa được cho là xuất phát từ đống rác rồi lan sang gara có hơn chục ôtô trên đường Lê Văn Lương, quận 7, TP HCM.

Đám cháy được cho là do đốt rác cháy lan. Ảnh: Độc giả cung cấp

Trưa 22/2, lửa kèm theo khói bốc lên nghi ngút từ căn phòng khóa cửa bên trong gara ôtô, cạnh hẻm 556 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, quận 7. Nhiều người xách bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành.

Đám cháy bùng phát dữ dội, cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Lo sợ ngọn lửa bén sang khu vực để xe, các nhân viên di chuyển hơn chục ôtô đắt tiền ra ngoài.

Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy ngay sau đó. Hỏa hoạn không gây thương vong, song đã thiêu rụi căn phòng trong gara, một thùng xe đông lạnh cũng bị cháy xém. Nguyên nhân được xác định do có người đốt rác gây cháy lan.

 
Căn phòng của nhân viên trong gara bị cháy rụi. Ảnh: Hải Hiếu

Trước đó, trưa 30/1, đám cháy lớn bùng lên ở gara trong hẻm Cống Quỳnh (quận 1) đã thiêu rụi gần chục ôtô Bentley, BMW... và nhiều điện thoại, máy tính đắt tiền của cửa hàng Thế giới di động kế bên. Nguyên nhân được cho là do nhân viên gara bất cẩn trong lúc sửa ôtô.

Hải Hiếu

Read more ...

Hải Dương: Nghi vấn hai bố con nhảy cầu tự tử

Người đàn ông khoảng 50 tuổi được cho là chở con trai hơn 10 tuổi ra cầu Phú Lương (Hải Dương) rồi bất ngờ bỏ xe đạp, nhảy xuống phía dưới.

Ảnh hiện trường.

Nhiều người dân dừng xe trên cầu Phú Lương theo dõi lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Khoảng 8h sáng 22/2, một người đàn ông khoảng 50 tuổi đi xe đạp chở theo cậu bé chừng 10 tuổi trên quốc lộ 5 theo hướng Hải Dương về Hải Phòng. Khi đến cầu Phú Lương bắc qua sông Thái Bình, thuộc thành phố Hải Dương, cả hai bất ngờ bỏ xe lại, nhảy xuống phía dưới.

Sự việc xảy ra quá nhanh nên người dân đi đường không ai kịp ngăn cản. Nạn nhân rơi xuống nền bê tông dưới chân cầu ở độ cao khoảng 15 m, bé trai chết tại chỗ, người đàn ông hôn mê, được chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Cả hai nạn nhân không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào mang theo nên công an chưa xác định được danh tính, bước đầu đặt nghi vấn là 2 bố con. Vụ việc được công an Hải Dương làm rõ.

Giang Chinh
Read more ...

Cà chua đen chocolate 180.000 đồng/kg được săn lùng

Có hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị đặc sắc, màu sắc bắt mắt, cà chua đen chocolate dù có giá cao gấp 10 lần cà chua thường, từ 180.000 – 200.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng săn tìm.
   
Giống cà chua cherry chocolate mới đây đã được nông dân Hồ Tấn Phong (ngụ Châu Đốc, An Giang) đưa vào sản xuất thành công trong nhà lưới công nghệ cao. Đây là một giống cà chua nguồn gốc từ Nga, có hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị đặc sắc lại có màu chocolate rất hấp dẫn thị giác, được người tiêu dùng các nước ưa chuộng.



Giống cà chua cherry chocolate vừa được trồng thử nghiệm thành công tại Châu Đốc (An Giang).

Theo đó, giống cà chua cherry này có thời gian trồng và thu hoạch kéo dài trên 6 tháng, thời gian từ ươm cây con; cấy ghép đến thu hoạch lứa đầu tiên khoảng 2,5 - 3 tháng. Tại An Giang, trong vụ thử nghiệm đầu tiên, giống cà chua cherry cho năng suất thấp hơn các giống cà địa phương do có sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, về mặt chất lượng trái vẫn đảm bảo về màu sắc, độ ngon ngọt, mùi vị và thời gian bảo quản của trái tốt hơn so với các giống địa phương.

Đặc biệt, giống cà chua cherry này có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, nhất là với bệnh héo xanh trên cà chua mà nhiều giống địa phương hay gặp. Hiện tại, cà chua cherry chocolate được phân phối tại cửa hàng thực phẩm ở Long Xuyên, An Giang.



Ngoài giống cà chua chocolate, An Giang cũng đang thử nghiệm mô hình trồng cà chua đen - một sản phẩm đang được nhiều bà nội trợ săn lùng.

Ngoài giống cà chua chocolate, An Giang cũng đang thí điểm mô hình trồng cà chua cherry đen tại huyện Châu Đốc. Đây là giống cà chua được nhập khẩu từ Israel thông qua hai chuyên gia về nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đánh giá ban đầu, cà chua đen trồng 75 -95 ngày là bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài liên tục trong vòng 3-5 tháng nếu chăm sóc tốt. Với diện tích nhà lưới khoảng 1.000m2, nhà vườn có thể trồng được 4.500 gốc cà chua đen, năng suất trung bình từ khoảng 22 - 31 tấn/1.000m2.

Vườn cà chua chocolate tại Châu Đốc (An Giang) của nông dân Hồ Tấn Phong được trồng trong nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới hiện đại.

Dù có giá cao gấp 10 lần cà chua thường, từ 180.000 – 200.000 đồng/kg nhưng cà chua đen vẫn được nhiều người tiêu dùng săn tìm do có tác dụng hạn chế một số bệnh nguy hiểm.

Về thành phần dinh dưỡng, theo một số nghiên cứu thì giống cà chua đen chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn các giống cà vườn khác, có tác dụng hạn chế các bệnh về tim mạch, hạn chế sự hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy cà chua đen có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Do đó, sản phẩm này được bán như một loại thực phẩm chức năng với giá cao gấp 10 lần cà chua thường.

Hiện tại, một số nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, cà chua đen tại địa phương này đang có giá từ 150.000 – 180.000 đồng/kg. Trong khi đó, trên các diễn đàn mua bán online, số lượng cà chua đen không đủ cung cấp cho người tiêu dùng, nhiều khách hàng phải đặt trước thời gian dài mới có sản phẩm.
Read more ...

Xuất hiện “ô tô” 3 bánh biển xanh vi vu giữa Thủ đô

Mới đây, trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) xuất hiện một chiếc xe 3 bánh có kiểu dáng giống xe ô tô 3 bánh đang rao bán trên một số diễn đàn. Đáng chú ý, chiếc xe gắn biển xanh với số hiệu 30-H5 - 0960.

Ảnh xe oto 3 bánh.

Như Dân Việt đã thông tin, thời gian gần đây, một số diễn đàn mạng rao bán ô tô điện 3-4 bánh xuất xứ từ Trung Quốc, với giá từ 30 đến 75 triệu đồng/chiếc. Mẫu ô tô điện có dáng nhỏ gọn, đầy đủ các tính năng giống như một chiếc ô tô chạy xăng bình thường.

xuat hien “o to” 3 banh bien xanh vi vu giua thu do hinh anh 1Chiếc xe gắn biển xanh giống mẫu ô tô giá rẻ rao bán trên mạng, di chuyển qua nút Cầu Giấy - Láng.

Ghi nhận của PV Dân Việt ngày 18.2, tại Hà Nội xuất hiện một chiếc xe 3 bánh màu đồng, có kiểu dáng khá giống với loại ô tô đang rao bán trên các diễn đàn.

Sau khi sửa chữa tại một cửa hàng phụ tùng ở nút giao thông Cầu Giấy - Láng, chiếc “ô tô” di chuyển về một con ngõ trên đường Cầu Giấy. Ngồi trên xe có 2 người đàn ông trung tuổi.

Đáng chú ý, trên 2 cánh cửa chiếc xe “ô tô” 3 bánh mang biển màu xanh (biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp) có gắn hình ảnh người du kích anh hùng Che Guevara, kính sau của xe gắn biểu tượng ghi dòng chữ “Thương binh”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tô An - Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) khẳng định, cho tới thời điểm hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa cấp đăng kiểm loại xe trên cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

Theo ông An, người dân đưa xe ô tô chưa được đăng kiểm lưu thông trên đường là vi phạm pháp luật. Như vậy, sẽ bị lực lượng chức năng kiểm tra xử phạt.
Read more ...

2 người tử vong khi ô tô lao vào chợ Sài Gòn

Trưa nay, xe ben chạy trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) lao vào chợ tự phát, tông hàng loạt xe máy khiến 2 người chết và nhiều người bị thương.

Nhiều xe máy bị xe ben ủi nằm la liệt. Ảnh: L.T
Xe ben 5 tấn chở vật liệu xây dựng chạy trên đường Lê Đức Thọ, hướng từ quốc lộ 1A về đường Quang Trung (Gò Vấp).

Đến gần tới cầu Trường Đai, ôtô này bất ngờ lao vào khu chợ tự phát ven đường, tông nhiều xe máy và chỉ dừng lại khi cắm đầu vào một căn nhà.

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: L.T

Tai nạn khiến nhiều người nằm la liệt, trong đó 2 người chết tại chỗ. Có ít nhất 5 xe máy nằm rải rác khắp nơi. 

Cảnh sát đang phong tỏa hiện trường.

* Tiếp tục cập nhật

Nhóm phóng viên
Read more ...

Clip: Xe điên đâm liên hoàn nhiều xe máy, một người nguy kịch

Trong lúc đang di chuyển trên đường Lê Duẩn hướng đi Giải Phóng, một xe ô tô 4 chỗ đã mất lái đâm hàng loạt xe máy đang lưu thông.

Ảnh từ clip.


Theo đó, vào khoảng 18h hôm nay, ngày 16/2, tại ngã tư Lê Duẩn - Đại Cồ Việt (TP Hà Nội) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều người bị thương.

Theo những nhân chứng cho biết, vào khoảng thời gian trên xe ô tô con hiệu Toyota BKS: 37A 261.43 đang lưu thông theo hướng Lê Duẩn đi Giải Phóng khi tới khu vực ngã tư đã mất lái, đâm hàng loạt xe máy đang chạy trên đường.

Do cú va chạm quá mạnh đã làm 4 người bị thương, trường hợp nặng nhất là một người phụ nữ chở theo em bé trên xe gắn máy. Người dân cho biết, người phụ nữ này bị xe ô tô cán qua rất nguy kịch.

PV ghi nhận tại hiện trường, khoảng 5 xe máy, 1 xe đạp điện nằm la liệt trên đường, chiếc xe Toyota​ bị móp phần đầu trái. Hiện những người bị thương đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

VIDEO:

Read more ...

Gửi xe ở phiên chợ “cầu may” mất gần 1 tạ thóc

Hàng ngàn người dân đổ về phiên chợ Viềng ở Nam Định mua nông cụ, cây cảnh lấy may đầu năm. Cũng vì lượng người đổ về đông nên các bãi gửi xe máy, ô tô mọc lên như nấm.
    
Đêm 14/2/2016 (tức mồng 7 Tết Bính Thân), phiên chợ Viềng ở xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định chính thức diễn ra và kéo dài cho đến rạng sáng ngày 8.1. Ngay từ đầu giờ chiều, hàng ngàn người dân đã đổ dồn về phiên chợ này để mua nông cụ, cây cảnh lấy may.


Đêm 14/2/2016 (tức mồng 7 Tết Bính Thân), phiên chợ Viềng ở xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định chính thức diễn ra và kéo dài cho đến rạng sáng ngày 8.1

Giật mình vì giá gửi xe tăng vọt theo giờ

Ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường Quốc lộ 38B, Quốc lộ 10, các bãi gửi xe máy, ô tô mọc lên như nấm. Vỉa hè hoặc bất cứ một khoảng đất trống ven đường đều được người dân treo biển “nơi gửi xe máy”; “gửi xe ô tô, xe máy”. Chủ các bãi gửi xe “hét giá” 200.000 đồng cho 1 giờ gửi xe ô tô.

Tại bãi gửi xe phía bên hông phải của chùa Tiên Hương (nằm ở Quốc lộ 38B), khi phóng viên hỏi giá gửi xe ô tô loại 4 chỗ ngồi, một thanh niên khoảng 25 tuổi chạy tới nói vẫn còn chỗ để xe. Thanh niên này nhanh miệng nói: “Bây giờ là 21h, nếu gửi 1 tiếng anh mất phí 200.000 đồng; 2 tiếng mất 600.000 đồng. Còn anh gửi đến 2h sáng ngày 15.2, mất phí 700.000 đồng. Bây giờ đường còn chưa tắc, anh nên gửi ngay ở ngoài này đi vào cho tiện nếu không một lúc nữa đường đông sẽ khó di chuyển được vào bên trong chợ Viềng”.

Chủ bãi gửi xe ô tô bên hông chùa Tiên Hương (Quốc lộ 38B) hét giá 200.000 đồng/giờ gửi xe.

Cách bãi gửi xe này khoảng 200m, một bãi gửi xe ô tô khác cũng mọc lên, chủ của bãi gửi xe này là một phụ nữ trạc tuổi 40. Khi phóng viên hỏi giá gửi xe ô tô loại 4 chỗ, người phụ nữ này thông tin, gửi xe đến 0h ngày 15.2, phí là 300.000 đồng; đến 2h sáng, giá là 400.000 đồng.

Anh Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, Hà Nội) đã giật mình với giá gửi xe ở khu vực bên hông phải của chùa Tiên Hương. Anh Tiến nói: “Khi tôi lái xe ô tô 4 chỗ vào gửi thì được chủ xe hướng dẫn dừng đỗ nhiệt tình. Tôi cứ ngỡ là giá gửi xe chỉ vài chục nghìn nhưng khi hỏi thì chủ xe thông báo gửi 1h mất phí 200.000 đồng. Tôi đã trót đánh xe vào bãi rồi nên đành chấp nhận, không muốn đôi coi nhiều”.

Dọc tuyến đường vào chợ Viềng, nhiều người dân tự ý chăng dây, phủ bạt làm khu vực gửi xe hoặc mời khách vào gửi tại sân nhà. Do vậy, giá gửi xe được chủ bãi “hét” lên gấp nhiều lần so với giá gửi xe ở các công sở. Nhiều du khách sau khi gửi xe xong ra trả tiền mới biết là mình bị “chặt chém”.

Mua đòn gánh lấy lộc đầu năm

Bắt đầu từ 19h ngày 14/2, các ngả đường gần khu vực chợ Viềng đã chật cứng các phương tiện qua lại. Trên Quốc lộ 38B, từng dòng người nườm nượp nối đuôi nhau từ khu vực quần thể Phủ Dầy đổ dồn về chợ Viềng. Đến 22h, tại đoạn đường gần đền thờ chùa Tiên Hương, các phương tiện ùn ứ, di chuyển rất khó khăn.


Người dân khi đến với chợ Viềng đều quan niệm rằng mua bất cứ một vật dụng nào cũng sẽ đem lại may mắn trong cả năm. Trong hàng ngàn vật dụng được bày bán ở chợ, có 5 mặt hàng được “săn đón” nhiều nhất là dụng cụ lao động, cây cảnh, đồ cũ, tiền cổ và thịt bò.

Bên gian hàng bán cây cảnh, nhiều người dân tìm mua đến loại cây sung, sanh, chanh, hoa…. Ai cũng mong muốn mình chọn mua được những cây cảnh có hoa, lộc đầu năm để mong may mắn đến với gia đình trong năm mới.

Bà Phạm Thị Hòa (45 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình) cho hay, bà cùng gia đình lên phiên chợ cầu may từ chiều 14.2. Đi xin lộc đầu năm nên bà Hòa cũng tranh thủ đi lễ và mua cho gia đình cây chanh giá 80.000 đồng, với mong muốn năm mới công việc kinh doanh sẽ thuận lợi, thành công.

Tiếp đó, gian hàng bán nông cụ lao động cũng đông nghẹt người người mua. Ông Nguyễn Văn Thái (54 tuổi, huyện Ý Yên, Nam Định) cũng đến chợ Viềng tìm mua cho gia đình chiếc đòn gánh lấy lộc đầu năm.

“2 năm nay, năm nào tôi cũng cùng bạn bè đến phiên chợ Viềng. Năm ngoái tôi mua con dao, cái cuốc lấy may. Còn năm nay tôi chọn mua đòn gánh với giá 70.000 đồng với mong muốn công việc trồng cấy của gia đình thuận lợi, may mắn”.


Dọc tuyến đường vào chợ Viềng, nhiều người dân tự ý chăng dây, phủ bạt làm khu vực gửi xe hoặc mời khách vào gửi tại sân nhà. Giá gửi xe máy là 15.000 đồng/ xe.

Nhiều người dân tìm mua dụng cụ lao động lấy may

Một số du khách chọn mua cây sanh, cây sung trong phiên chợ Viềng


Người dân chọn mua đòn gánh lấy lộc đầu năm




Thịt bò tại chợ Viềng được bán với giá từ 200-300.000 đồng/kg

Khoảng 22h, tuyến đường Quốc lộ 38B ùn ứ các phương tiện, nhiều người di chuyển gặp khó khăn.
Read more ...

Khi Bá Thanh gặp xe ôm là chuyện… bất thường

"Việc một cán bộ lãnh đạo như ông Nguyễn Bá Thanh gặp gỡ xe ôm, xe thồ, người chồng vũ phu… là chuyện không có gì là ghê gớm, chuyện rất bình thường của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay những chuyện bình thường như vậy không có, nên coi chuyện ông Bá Thanh là bất bình thường".

"Tôi viết lời giới thiệu cho cuốn sách về ông Nguyễn Bá Thanh trước hết để ghi nhận những gì mà người dân Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Bá Thanh trên một cơ sở sự thay đổi của thành phố mà tôi chứng kiến" -  nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân Việt.


Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Thưa ông, lý do gì khiến ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách về ông Nguyễn Bá Thanh - nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng?

Cuốn sách "Nguyễn Bá Thanh - một người con Đà Nẵng" do tác giả Nguyễn Kim Thành (Đại học Văn hóa Hà Nội) tổng hợp và biên soạn mới được ra mắt. Nhà sử học Dương Trung Quốc là người viết lời giới thiệu cho cuốn sách.

- Tôi viết lời giới thiệu cho cuốn sách trước hết là để ghi nhận những gì mà người dân Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Bá Thanh trên một cơ sở thay đổi của thành phố mà tôi chứng kiến. Hoàn cảnh nghề nghiệp khiến tôi tiếp cận với Đà Nẵng thường xuyên và khá lâu chính vì thế mình cảm nhận được sự thay đổi của thành phố này. Trong thay đổi đó có công sức của nhiều người, trong đó có đóng góp lớn của ông Nguyễn Bá Thanh.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, tôi cũng nói lại lời các cụ xưa "cai quan định mệnh", nghĩa là đậy nắp quan tài mới bàn chuyện đánh giá con người. Nhưng với người hoạt động trong lĩnh vực chính trị chắc nó đòi hỏi một thời gian dài hơn để đánh giá về con người ấy. Tuy nhiên với những gì vào thời điểm này nói được về ông Nguyễn Bá Thanh, tôi nghĩ là đáng nói, đó là từ thực tiễn của lòng người, thực tiễn của chính mảnh đất đó, hay nói cách khác dấu ấn của ông với mảnh đất Đà Nẵng.

Dù vị lãnh đạo đó có nhiều hành động, nhiều việc làm, nhưng để đánh giá hết về con người đó là rất khó, thưa ông?

- Đương nhiên con người thì không bao giờ trọn vẹn, nhất là đánh giá về con người làm chính trị thì rất đa chiều. Nhưng mà cái gì đáng ghi nhận để khích lệ, khích lệ chính người đang sống. Chắc chắn có một điều đơn giản xã hội thấy cần nhiều con người như ông Nguyễn Bá Thanh, làm được những việc như thế, có được lòng tin của một bộ phận công chúng như thế trong bối cảnh hiện nay. Đó là động lực để tôi viết lời giới thiệu cuốn sách.

Ngoài ra còn có những quan hệ mang tính cá nhân trong quá trình tôi làm việc với ông Nguyễn Bá Thanh, đó là tình cảm rất đáng trân trọng. Còn bây giờ vội vã đánh giá một cái gì to lớn tôi nghĩ chưa cần, nhưng ít nhất chúng ta đang cần những con người như ông Nguyễn Bá Thanh.

Ông nghĩ gì về việc ông Nguyễn Bá Thanh khi còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với những người dân như anh xích lô, xe thồ, những ông chồng vũ phu, người dân khiếu kiện... để lắng nghe họ?

- Đó lẽ ra là chuyện không có gì là ghê gớm, chuyện bình thường của xã hội, tuy nhiên trong xã hội ta hiện nay những chuyện bình thường như vậy không có, nên coi chuyện ông Bá Thanh là bất bình thường. Chuyện lãnh đạo tiếp dân, gần gũi với dân đời nào cũng có, chuyện vi hành của các đấng quân vương đời nào cũng có. Dường như bộ máy quan liêu đến mức độ làm cho nhận thức của chúng ta thấy việc làm của ông Nguyễn Bá Thanh là cá biệt, trong khi việc làm của ông Thanh, tôi thấy là điều hết sức bình thường của một lãnh đạo.

Đương nhiên trong lịch sử có hôn quân, minh quân, nhưng rõ ràng người nào là minh quân đều thể hiện sự gần dân, sát dân. Trở lại câu chuyện gần dân của giới lãnh đạo hiện nay, đúng là cũng cần xem xét với những hiện tượng người lãnh đạo lợi dụng việc gần dân để làm đẹp hình ảnh. Nhưng quan trọng là việc gần dân của vị lãnh đạo đó phải giải quyết việc gì, có phải đề cao hình ảnh của họ không, hay việc gần dân giải quyết những vấn đề dân sinh, biến nó thành chính sách, thành chế độ, biến nó thành hành vi cụ thể làm thay đổi xã hội, dù là thay đổi nhỏ.

Chúng ta thấy rất rõ ở Đà Nẵng không có hoặc có rất ít những hiện tượng không đẹp mà phổ biến ở các đô thị khác, tại sao chúng ta không trân trọng cái đó? Lẽ ra cái mà ông Bá Thanh làm là bình thường, nhưng xã hội mình coi đó là khá đặc thù.

Tôi nghĩ câu chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh là cái để nhắc nhở mọi người, bởi thực ra chuyện đó không có gì là ghê gớm. Tôi nghĩ ông Nguyễn Bá Thanh làm những việc đó một cách tự nhiên, chỉ có người dân mới nói chính xác được. Cách hành xử của một lãnh đạo như ông Nguyễn Bá Thanh là cái chúng ta quan sát được, nhưng quan trọng nhất là người dân chấm điểm.

Đối với thời đại công nghệ phát triển, mỗi việc làm, hành động của người lãnh đạo, người dân càng dễ nhận biết?

- Câu chuyện của đời sống phát triển, các nhà lãnh đạo phải thích ứng. Câu chuyện một ông lãnh đạo ở địa phương nọ "sửng cồ" lên vì người dân nhận xét mình thể hiện rất rõ sự lạc hậu của con người không theo kịp thời đại. Ông Bá Thanh từng nói là con người phải luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của đời sống xã hội và thực tiễn sẽ kiểm nghiệm, quyết định.

Xin cảm ơn ông!

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: 2 lý do khiến ông Bá Thanh được mến mộ

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 - chia sẻ: "Tôi nghĩ ông Bá Thanh là một Bí thư Thành ủy tiêu biểu. Ông được lòng dân không riêng gì ở TP.Đà Nẵng, mà còn ra cả nước.

Sự mến mộ của người dân đối với ông Nguyễn Bá Thanh theo tôi nằm ở hai lý do. Thứ nhất là tất cả những lợi ích chính đáng của nhân dân, ông đều kiên quyết giải quyết, bảo vệ. Cái đó được thể hiện qua hành động của ông đi ra những khu vực dân còn khiếu nại để giải quyết ngay tại chỗ. Ông cũng dành thời gian gặp gỡ những người dân như xích lô, xe thồ... để lắng nghe ý kiến của họ.

Thứ hai là ông kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực nảy sinh ở Đà Nẵng, qua đó giúp thành phố này có hình ảnh tốt đẹp mà không phải đô thị nào trong cả nước cũng có được.

Không dễ gì một người nguyên là Bí thư Thành ủy lúc qua đời được người dân đến phúng viếng, tiễn đưa một cách đầy tiếc thương và kính trọng như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh. Thậm chí tròn một năm ngày giỗ của ông, nhiều người dân cũng đến thắp nhang tưởng nhớ".

Ngọc Lương (ghi)

Theo Dân Việt
Read more ...

Mong ước và lời chúc đầu năm của các em nhỏ Quảng Ngãi

Những lời chúc, những tiếng hát của các em là sự khởi đầu cho năm mới hạnh phúc và bình an.


Ảnh cắt từ clip.

VIDEO:

Read more ...

Xe khách chở 21 người nổ lốp, lao xuống hố

Tại Quảng Ninh, chiếc xe khách chở 21 người bất ngờ lao xuống hố khiến nhiều người hoảng loạn.

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, 4h sáng 14/2, tại đoạn qua địa phận xã Quảng Long, huyện Hải Hà xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều hành khách bị hoảng loạn.

Ảnh minh họa.

Vào thời điểm trên, xe khách do lái xe Nguyễn Xuân Thao (38 tuổi, phường Ka Long, TP Móng Cái) điều khiển đi hướng Hạ Long – Móng Cái. Khi đi đến địa điểm Km 245+900, xe bị nổ lốp mất lái lao xuống hố bên trái đường theo chiều đi của mình, thời điểm xảy ra vụ tai nạn trên xe có tất cả 21 người.

Ngay sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Trưởng ban chỉ đạo ATGT tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long đã chỉ đạo các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để xử lý nhanh, khắc phục sự cố đã xảy ra, đưa hành khách trên xe tới bệnh viện huyện Hải Hà để kiểm tra sức khỏe.

Kết quả ban đầu, 20 người trên xe chỉ bị xây xát nhẹ, chỉ một người bị thương phần mềm. Riêng chiếc xe khách bị hư hỏng phần đầu xe.

Hiện các lực lượng của Công an Tỉnh, Thường trực Ban ATGT tỉnh và các đơn vị liên quan đã và đang ở tại hiện trường, kịp thời khắc phục sự cố, thăm hỏi động viên những hành khách trên xe đồng thời bố trí xe để đưa các hành khách về Móng Cái theo yêu cầu.
Read more ...

Nổ mìn trên tay, một thanh niên tử vong tại chỗ

Trong lúc anh H đang cầm quả mìn trên tay thì bất ngờ mìn phát nổ. Anh H tử vong tại chỗ.

Hôm nay (13.2), tức mùng 6 Tết Bính Thân, ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch UBND xã miền núi Tam Sơn, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện công an huyện Núi Thành đang tích cực điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ mìn đánh cá làm một thanh niên địa phương tử vong tại chỗ, và đang lấy lời khai các nhân chứng để làm rõ quả mìn đánh cá có từ đâu.


Dòng sông Mùi nơi H dùng mìn đánh cá tử vong - ảnh CTV

Theo ông Hùng, sự việc xảy ra  vào khoảng 11 giờ trưa hôm qua, mùng 5 Tết, anh Nguyễn Ngọc H (SN 1987, trú thôn Mỹ Đông, xã Tam Sơn) cùng vài anh em trong nhà lên Thác Giết thuộc sông Mùi (xã Tam Sơn) dùng mìn để đánh cá. Trong lúc anh H đang cầm quả mìn trên tay thì bất ngờ mìn phát nổ bay cánh tay, Anh H tử vong tại chỗ.

“Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND xã đã báo ngay cho Công an huyện Núi Thành lên để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và điều tra làm rõ nguyên nhân quả mìn có từ đâu. Còn về thi thể nạn nhân H, hiện đang được gia đình đưa đi mai táng…” - ông Hùng nói.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Read more ...

Mâu thuẫn gia đình, một phụ nữ mua xăng về tự thiêu

Sau khi gia đình nhà ngoại ra về, chị T. lấy can xăng đổ lên người rồi châm lửa đốt. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên và thiêu chết người phụ nữ này.
 Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc chị T. tự thiêu (ảnh Đ.T)

Sáng 13/2, ông Nguyễn Ngọc Tùng - Phó trưởng Công an xã Nghi Phú (T.p Vinh, Nghệ An) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tự thiêu khiến chị Ngô Thị T. (SN 1986, trú xóm 13, xã Nghi Phú) tử vong.

Khoảng 14h chiều ngày 12/2, (tức ngày Mùng 5 Tết), những người hàng xóm phát hiện có khói bốc lên từ nhà ông Nguyễn Hồng V. (SN 1966) liền chạy qua. Tới nơi, mọi người phát hiện chị T. bị lửa trùm hết người. Mọi người nhanh chóng tìm cách dập lửa nhưng chị T. đã tử vong do vết bỏng quá nặng. Gần đó người dân cũng phát hiện 1 can nhựa loại 1,5 lít cùng 1 chiếc bật lửa.

Cơ quan chức năng bước đầu nhận định nguyên nhân là do mâu thuẫn gia đình. Một số người dân gần nhà anh V. cho biết, vợ chồng anh V. thường xuyên mâu thuẫn. Cách đây chừng 1 tháng, chị T. và mẹ chồng có xảy ra xô xát khiến mẹ chồng bị thương. Sáng qua, hai gia đình tổ chức gặp mặt để giải quyết mâu thuẫn giữa hai vợ chồng chị T. Khi người thân bên ngoại ra về thì xảy ra sự việc trên.

Vĩnh Khang
Read more ...

Ô tô rụng bánh trước cổng Bệnh viện Từ Dũ

Né thanh niên đi xe máy chạy cắt mặt, chiếc ô tô bốn chỗ đâm vào dải phân cách trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, quận 3, TP.HCM.

Sự cố giao thông xảy ra vào chiều 12.2 (mủng 5 Tết) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, quận 3) khiến người đi đường một phen kinh hoàng.


Né thanh niên đi xe máy chạy cắt mặt, chiếc ô tô bốn chỗ đâm vào dải phân cách trước cổng Bệnh viện Từ Dũ

Khoảng 16h, ô tô bốn chỗ hiệu Ford lưu thông trên đường Nguyễn Thị Minh Khai hướng từ Hàng Xanh về vòng xoay Lý Thái Tổ, khi đến trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, do né thanh niên chạy xe máy cắt mặt khiến xe mất lái đâm vào dải phân cách. Sự cố giao thông khiến nhiều người đi đường một phen nháo nhào. May mắn không có hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tại hiện trường, phần đầu xe ô tô hư hỏng nặng, bánh trước bên trái bị gãy rời.

“Lúc đó có nhiều bà bầu đứng trước cổng bệnh viện. May mắn có rào thép phân cách cản lại. Nếu xe lao qua, hậu quả sẽ rất khó lường”.

Sau tai nạn, tài xế liên hệ với xe cẩu kéo xe gặp nạn đi nơi khác.
Read more ...

Kiểm tra, xử lý quán ăn bán hộp cơm 200 ngàn đồng trong ngày Tết

Dư luận trên địa bàn Đà Nẵng “dậy sóng” trong những ngày tết khi một nữ du khách từ TPHCM đến Đà Nẵng ăn tết bị “chặt chém” một hộp cơm xào hải sản giá 200 ngàn đồng. Người bị “chặt chém” là nữ du khách Nguyễn Thị Diệp Thy.

Theo thông tin của Diệp Thy, tối mùng 3 Tết, chị Thy cùng bạn vào quán ăn bình dân tên Đỉnh Khôi (vòng xoay đường Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) mua hai hộp cơm xào hải sản mang về.

Hộp cơm giá 200 ngàn đồng

Sau khi giao 2 hộp cơm, nhân viên tính tiền mỗi hộp cơm giá 200 ngàn đồng. Tổng cộng 2 hộp cơm hải sản có giá 400 ngàn đồng.

Quán Đỉnh Khôi ngay bùng binh Võ Văn Kiệt và Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà)

Chia sẻ trên trang cá nhân, chị Thy viết: “Đắng lòng cho hộp cơm xào 200k... Đi du lịch biết bao lần rồi mà vẫn ngu ngu bị chúng chặt đẹp thế mới đau ruột. Đó giờ nghe ai cũng khen Đà Nẵng thật thà, thân thiện, không chặt chém khách du lịch. Và 2 năm trước cũng đã từng cảm nhận được sự thân thiện của dân nơi đây. Còn bây giờ sao lại “biến chất” mất rồi. Buồn luôn. Ai có đi Đà Nẵng thì né cái quán Đỉnh Khôi này ra giúp em với nha”.

Chia sẻ của chị Thy trên trang cá nhân

Sáng nay 12/2, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Chí Cường – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng - cho biết, sau khi có thông tin về vụ việc, Sở đã đi kiểm tra và phát hiện đúng là quán Đỉnh Khôi có bán cơm xào giá 200 ngàn đồng/hộp.

“Sau khi kiểm tra thì quán có niêm yết giá cơm là 200 ngàn đồng/hộp. Tuy nhiên, quán này không xuất hóa đơn cho du khách khi bán cơm nên Sở đã cùng với các cơ quan thuế, quản lý thị trường tiến hành kiểm tra quán này”, ông Cường cho biết. Về giá một hộp cơm 200 ngàn đồng, ông Cường khẳng định là quá cao.

Công Bính
Read more ...

Đi biển chơi Tết, 2 bé trai bị sóng dữ cuốn trôi

Sáng nay 12/2, UBND xã Phổ Vinh (huyện Đức Phổ) cho biết địa phương vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể cháu bé 11 tuổi bị sóng biển cuốn trôi vào ngày mùng 3 Tết vừa qua.

Trước đó, vào chiều ngày 10/2 (mùng 3 Tết), gia đình ông Nguyễn Văn Ba (52 tuổi, ngụ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) đến bãi biển thuộc thôn Nam Phước (xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) tắm biển.

Sau đó, cả gia đình ông Ba lên bờ ăn uống. Lúc này, 2 cháu ruột của ông Ba là Nguyễn Tuấn Tú và Nguyễn Tiến Đạt (cùng 11 tuổi, ngụ thôn Nho Lâm, xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ) còn ở lại dưới biển tắm và chơi đùa. Bất ngờ sóng lớn cuốn trôi 2 cháu Tú và Đạt.

Người nhà nạn nhân ngóng chờ, mong tìm thấy nốt bé trai 11 tuổi bị cuốn trôi vẫn đang mất tích.

Phát hiện 2 cháu bị sóng biển nhấn chìm, ông Nguyễn Văn Ba lao ra biển cứu cháu. Tuy nhiên, sóng biển cuốn trôi ông Ba trong lúc tìm 2 cháu. Nhờ người dân địa phương cứu vớt, ông Ba được tìm thấy trong tình trạng nguy kịch và được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.

Riêng 2 cháu Nguyễn Tuấn Tú và Nguyễn Tiến Đạt bị chết đuối nước, thi thể cháu Tú được người dân tìm kiếm và vớt xác lên chiều tối cùng ngày. Còn thi thể cháu Nguyễn Tiến Đạt vẫn chưa tìm thấy.

Hiện lực lượng cứu hộ thuộc xã Phổ Vinh và xã Phổ Hòa vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể cháu Nguyễn Tiến Đạt.

Hồng Long
Read more ...

Gần 200 người dập đám cháy ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vào khoảng 13 giờ 10 phút ngày 10.2, đã xảy ra cháy ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai). Hiện chưa có thông tin về thiệt hại do cháy gây ra.
    
Ảnh minh họa

Ngọn lửa bùng phát tại khu vực Bãi Bằng, thuộc thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van (Sa Pa), ông Sì Văn Cang, Bí thư Đảng ủy xã cho biết. Đây là vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, do điều kiện địa hình khá hiểm trở, cộng với thời tiết nắng hanh, độ ẩm giảm thấp và có gió Ô Quý Hồ thổi mạnh nên đám cháy lan rất nhanh, việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.

 Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, xã Tả Van đã huy động khoảng 100 đoàn viên thanh niên, dân quân, công an viên và nhân dân khẩn cấp đến địa điểm cháy để dập lửa. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Hạt kiểm lâm huyện Sa Pa đã điều động khoảng 75 người chữa cháy chuyên nghiệp đến gấp hiện trường, phối hợp với lực lượng tại chỗ để dập lửa, phát đường băng cản lửa khoanh vùng đám cháy. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại do cháy gây ra.
Read more ...

Tông vào gốc cây bàng, 2 người thương vong

Chiều 10.2 trên quốc lộ 1A, đoạn ấp 4, xã Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến 2 người thương vong, nguyên nhân là do người điều khiển xe mô tô tự đâm vào gốc cây bàng.

Một số người dân có mặt tại hiện trường vụ tai nạn kể lại, vào khoảng 15 giờ ngày 10.2, hai thanh niên có độ tuổi từ 30 đến 35 đi trên xe mô tô BKS 52Y2-2966 hướng từ Miền Tây về ngã ba Trung Lương, khi đến gần chùa một cột thuộc khu vực ấp 4, xã Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thì bất ngờ lạc tay lái làm xe chao đảo rồi lao xuống lề đường và tông thẳng vào một cây bàng ven đường. Hậu quả vụ tai nạn làm một thanh niên tử vong tại chỗ, một người bị thương nặng được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị gãy chân. Riêng xe mô tô bị hư hỏng nặng.


Hiện trường vụ tai nạn (ảnh bạn đọc cung cấp).

Hiện vụ việc đang được công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra xử lý theo qui định của pháp luật.
Read more ...

Cửa hàng điện tử cháy rụi khi gia chủ đi chơi Tết

Trong lúc gia đình chị Hoa đóng cửa hàng đi chơi Tết thì ngọn lửa bùng phát dữ dội thiệu rụi toàn bộ hàng hóa ước tính hàng trăm triệu đồng.

Nhiều người tiếp cận dập đám cháy nhưng hoàn toàn bất lực.

Trưa 10/2 (tức mùng 3 Tết) ngọn lửa kèm theo khói đen bất ngờ bùng phát tại ki ốt bán đồ điện tử cũng là nhà ở của gia đình chị Trần Thị Hoa (47 tuổi), đóng tại xóm 10, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Thời điểm xảy ra vụ cháy, gia chủ khóa cửa ngoài đi chơi Tết. Phát hiện đám cháy, một số người dân đã gọi điện thông báo sự cố tới chủ nhà; đồng thời nhiều người phá cửa xông vào chữa cháy, gọi cứu hỏa.

Hàng trăm vật dụng, hàng hóa gia chủ nhập về để bán đã bị thiệu rụi.

Lực lượng chữa cháy tỉnh Nghệ An và Công an huyện Quỳnh Lưu ngay sau đó có mặt, tiếp cận hiện trường để dập lửa. Tuy nhiên do trời hanh nắng, có gió khiến ngọn lửa nhanh chóng bao trùm cả phần ki ốt, ngôi nhà lại nằm kẹt giữa hai nhà khác nên khó khăn cho công tác chữa cháy.

Khoảng 30 phút sau, đám cháy được khống chế. Tuy nhiên, hầu hết hàng hóa chủ yếu là hàng điện tử, điện lạnh, két sắt, bếp ga tại gian hàng bị thiệu rụi. Ước tính ban đầu, vụ cháy gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngôi nhà bị cháy nằm sát đường giao thông nên hàng trăm người theo dõi công tác chữa cháy.

Chiều nay nhà chức trách tiến hành khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ cháy. Theo phán đoán ban đầu, có thể gia chủ gia trong lúc thắp hương ngày Tết, tàn hương vương vào các vật dụng là nguyên nhân dẫn tới hỏa hoạn.

Phương Linh
Read more ...

Bốn doanh nhân giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa

Ông chủ thương hiệu xà bông Cô Ba, trùm bất động sản Hứa Bổn Hoà hay người khai sinh ra chợ Bình Tây… là những doanh nhân Việt giàu có tiêu biểu tại Sài Gòn xưa.

Những nghề kinh doanh vang bóng đất Hà thành / Chuyện kinh doanh trăm năm ở Tràng Tiền Plaza

Ông Trương Văn Bền


Ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) sinh tại Chợ Lớn (Sài Gòn) trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Năm 25 tuổi, ông lập nhà máy ép dầu dừa, rồi nhà máy xay lúa, đồn điền cao su cỡ nhỏ và công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười.

Những năm 1940, ông chuyển sang làm ngành xà bông, lập Công ty đường Rue de Cambodge (nay là Chợ Kim Biên, quận 5), lấy tên là Trương Văn Bền và các con - Dầu và Xà bông Việt Nam. Xà bông Cô Ba làm từ dầu dừa, xưởng của ông ở Chợ Lớn, mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và khoảng 600 tấn xà bông.

Ở Sài Gòn vào những năm thập niên 40-50, nhãn hiệu Xà bông Cô Ba rất nổi tiếng, không có đối thủ trên thị trường nội địa. Khi ấy, hình ảnh bánh xà bông in hình người phụ nữ Việt đẹp phúc hậu trở thành thương hiệu đình đám khắp cả nước, nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bật hàng loạt thương hiệu ngoại thời bấy giờ. Ngoài Việt Nam, xà bông Cô Ba được dùng rộng rãi ở Lào, Campuchia, xuất khẩu qua Hong Kong, Tân Đảo và một số nước châu Phi.

Điều khá ấn tượng là vị doanh nhân này thành công trên thương trường nhưng lại không hề trải qua trường lớp (mặc dù ông có đi Pháp nhiều lần). Ông là một trong những người được đánh giá có đầu óc kinh doanh, tháo vát, nhiều sáng kiến.

Trong thương trường, ông Bền chủ trương luôn cải tiến chất lượng và sản phẩm phải hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông nhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở thì. Mặc dù có địa vị cao trong xã hội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp.

Sau 1975, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên Nhà máy xà bông Việt Nam. Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của “Cô Ba” vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Khi liên doanh với tập đoàn P&G, Nhà máy xà bông Việt Nam buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Chỉ xà bông Cô Ba được duy trì nhưng sau một thời gian cũng phải ngừng hoạt động. Mới đây, một doanh nghiệp đã chính thức sản xuất lại sản phẩm này, phân phối cả trong siêu thị lẫn các đại lý bên ngoài.

Trong ký sự một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông...".

Hứa Bổn Hoà - Chú Hoả

Một phần dinh thự trong khuôn viên 4.000 m2 của Chú Hỏa nay là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Ảnh: Duy Trần.

Ông Hứa Bổn Hòa (1845-1901) có tên tiếng Pháp là Jean Baptist Hua Bon Hoa, người gốc Minh Hương (người Hoa, có gốc gác từ triều Minh), tổ tiên sang định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Nhiều giai thoại kể lại rằng từ nghề ve chai, Chú Hỏa nhờ tài làm kinh tế đã tạo dựng cơ nghiệp với khối tài sản khổng lồ.

Ông cũng được mệnh danh là “trùm” bất động sản đất Nam Kỳ với hơn 20.000 căn nhà mặt tiền nằm khắp Sài Gòn - Gia Định xưa. Về độ giàu có của Chú Hỏa, người Sài Gòn xếp ông vào hàng thứ tư: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa".

Những ngày cuối đời, ông ước nguyện có một căn nhà chung cho toàn bộ con cháu chung sống nhưng chưa thực hiện. Sau này, con cháu Chú Hỏa quyết định làm dinh thự này. Tòa nhà được xây năm 1929 và hoàn thành 5 năm sau đó do kiến trúc sư người Pháp tên Rivera thiết kế. Xây kiên cố hình chữ U, dinh thự có 4 tầng, mái lợp ngói âm dương, tường dày 40-60 cm được trang trí theo phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp.

Dinh thự của chú Hỏa là nơi đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy, điều cực kỳ xa xỉ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20. Là sản phẩm của châu Âu nhưng thang máy lại được làm bằng gỗ, bên trong được bài trí, chạm trổ như một chiếc kiệu của quan. Ngoài dinh này, gia đình Chú Hỏa còn xây khách sạn Majestic, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Sài Gòn...

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển viết trong cuốn Sài Gòn năm xưa: "Hứa Bổn Hòa tuy giàu có nhưng không lấn át người khác, không nâng giá, bắt chẹt người mua, thuê nhà của mình. Gia đình có nhiều con cháu nhưng luôn hòa thuận, cùng làm việc sau đó chia lợi tức nên tài sản không sứt mẻ mà ngày càng đồ sộ. Hơn mười người con của chú Hỏa đều đi du học, nhiều người sau đó định cư ở nước ngoài.

Sau năm 1975, gia đình ông Hứa Bổn Hòa chuyển sang nước ngoài định cư, căn nhà được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Năm 1992, bảo tàng đi vào hoạt động và là nơi trưng bày của hơn 20.000 cổ vật của các thời kỳ. Bảo tàng cũng là địa điểm tổ chức các triển lãm lớn về mỹ thuật trong và ngoài nước. Hiện, nơi này mở cửa tất cả các ngày trong tuần cho khách du lịch tham quan. Trong bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật vốn là đồ dùng của gia đình Chú Hỏa.

Quách Diệm (Quách Đàm)


Quách Đàm, thương hiệu Thông Hiệp (1863 - 1927, theo ghi khắc tại bệ đá thờ ông trong hoa viên của chợ Lớn.
Ông Quách Diệm, tên thường gọi là Quách Đàm (chú Quách) sinh năm 1863-1927, vốn gốc là người Hoa. Nhiều giai thoại kể lại rằng, cũng từ nghề ve chai, chú Quách nhờ tài làm kinh tế (trải qua khá nhiều nghề như mua da trâu, vi cá sấu, sau đó chuyển qua kinh doanh nông sản, thực phẩm, chủ yếu là thu mua lúa gạo từ các tỉnh miền Tây mang lên) mà đã tạo dựng cơ nghiệp với khối tài sản khổng lồ.

Trong kinh doanh, chú Quách khôn khéo tránh va chạm quyền lợi trực tiếp, hoặc đối đầu với các thế lực khác, nhưng luôn làm chủ tình hình vượt lên chính các đối thủ nên chẳng mấy chốc nhờ tài ngoại giao chú đã được “nhà nước bảo hộ” dành cho đặc quyền mua, xuất khẩu lúa gạo. Khi đã có đặc quyền rồi, chú Quách phát huy lợi thế và trở thành một trùm buôn bán lúa gạo giàu có.

Khoảng năm 1920, khi chính quyền thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn nhận thấy ngôi Chợ Lớn cũ nằm ở chân cầu Chà Và quá cũ và chật chội, không đủ sức đáp ứng phát triển thương mại của cả một vùng nên muốn dời địa điểm. Chú Quách đã xin hiến đất và bỏ tiền ra xây ngôi chợ mới (với điều kiện là cho ông cất hai dãy phố lầu cặp theo hai hông chợ và đặt ngay cửa chợ một bức tượng đồng đúc hình Quách Đàm). Sau hai năm, chợ hoàn thành và đặt tên là chợ Bình Tây nhưng dân gian vẫn quen gọi là Chợ Lớn Mới.

Từ lúc xây xong chợ, công việc làm ăn của Quách Đàm ngày càng khấm khá, cùng với những xảo thuật kinh doanh chẳng mấy lúc đã đưa chú Quách trở nên giàu có bậc nhất đất Sài thành.

Mặc dù không được liệt kê vào danh sách "tứ đại cự phú" những năm đầu thế kỷ 20, nhưng Quách Đàm là một nhân vật đáng nể trong giới "máu mặt" Sài Gòn ngày đó, một người đi lên từ đôi tay trắng bằng sức lao động cần mẫn, kiên trì mà trở nên giàu có...

Ông Nguyễn Tấn Đời

Cuộc đời tỷ phú Nguyễn Tấn Đời được in thành sách.

Ông Nguyễn Tấn Đời sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc (An Giang) trong một gia đình nông dân. Thời trẻ, Nguyễn Tấn Đời làm nghề buôn trâu, bò qua biên giới. Tuy vốn liếng không nhiều nhưng ông là người luôn giữ chữ tín trong làm ăn nên rất được giới thương lái Campuchia tín nhiệm. Vì thế Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng tích luỹ một số vốn đáng kể và ông quyết định rời bỏ vùng biên giới quê hương cùng nghề buôn trâu để lên Sài Gòn lập nghiệp vào năm 1954.

Từ một người không được học hành nhiều, không bằng cấp, Nguyễn Tấn Đời thành đạt theo cách người Mỹ gọi là "self made man" - con người tự đào tạo. Ông bắt đầu công việc kinh doanh từ chỗ thành lập hãng gạch bông Đời Tân và mau chóng vượt lên những đối thủ trong ngành gạch ngói.

Thành công với hãng gạch, ông Đời mua cả khu phố cạnh chợ Bến Thành để xây dựng nhà hàng Mai Loan cao 6 tầng, nổi tiếng sang trọng bậc nhất Sài thành với các tiện nghi lần đầu mới có ở Việt Nam thời bấy giờ như tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng.

Thành đạt trong kinh doanh khách sạn và cho thuê mướn nhà, nhất là việc cho thuê Building President, Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng trở thành một trong số những người giàu có nhất đất Sài Gòn và được gọi là “vua building”.

Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực ngân hàng và cũng trở thành "vua ngân hàng". Trong một thời gian ngắn, ông thành lập mạng lưới Ngân hàng Tín Nghĩa có 32 chi nhánh ở khắp miền Nam. Tài khoản ký thác trong ngân hàng lên đến 30 tỷ đồng, trong khi tổng số tiền ký thác của các ngân hàng tư khác chỉ khoảng 18 tỷ đồng.

Năm 1971, Nguyễn Tấn Đời tham gia chính trường với danh vị hạ nghị sĩ quốc hội, đơn vị tỉnh Kiên Giang. Sự lớn mạnh của Ngân hàng Tín Nghĩa, cũng như sự bành trướng thế lực của ông Đời đã gây khó chịu cho các đại gia, quan chức thời đó.

Năm 1974, các cơ sở của Ngân hàng Tín Nghĩa bị niêm phong, ông Đời bị ngồi tù tại Chí Hòa. Theo tin tức đăng tải công khai trên các báo xuất bản tại Sài Gòn thời điểm đó, ông Đời đã phạm vào các tội làm Ngân hàng Tín Nghĩa mất cân đối thu chi và không còn khả năng chi trả cho khách hàng; cá nhân ông đã vi phạm việc huy động vốn và đầu tư, kinh doanh... Nhưng theo dư luận bên ngoài, thì ông bị các đối thủ hạ bệ.

Năm 1975, Nguyễn Tấn Đời được tha và lặng lẽ sang Canada định cư. Tại đây, ông mở một số nhà hàng Nhật và qua đời ở tuổi 70.

Hoài Thu
Read more ...

Chuyện ngày Tết: Tết là cái cớ để....nhậu !

Nhậu từ trong nhà ra tới hẻm. Nhậu từ nhà mình tới nhà họ hàng, qua nhà thông gia, nhà bạn thân sang nhà bạn cũ đến nhà đồng nghiệp. Nhậu từ nhà ra tới quán…

Tết mà!

Đặc sản Tết quen thuộc là hoa đào, hoa mai, bánh chưng, chả giò rồi những hoạt động như đi thăm viếng chúc Tết, lì xì… Nhưng “món” to nhất trong dịp Tết bây giờ phải nói là bia rượu và… nhậu.

Bắt đầu những ngày cuối năm, từ 23 tháng Chạp, ở Sài Gòn trong các con hẻm nhỏ rất dễ bắt gặp 5, 7 người quy tụ bên những bàn nhậu trước cửa nhà. Không ít những con hẻm nhỏ chật chội nhưng không quá 20 bước chân lại một bàn nhậu được lập nên. Sáng có, trưa có, chiều có, cho đến tối rồi xuyên đêm. “Chuyên nghiệp” đến nỗi cứ anh nhà này bê cái bàn ra trước cửa thì như công tắc được bật tự động anh nhà bên cạnh lại xách rượu, anh nhà cạnh nữa xách bia, xách mồi.

Món "đặc sản" lớn nhất của Tết Việt là chén chú chén anh (Ảnh: Hoài Nam)

Ở bàn nhậu mọi khoảng cách về giàu - nghèo, già - trẻ, lớn - bé, đàn ông – đàn bà… đều tan biến!

Nói không quá, nhậu nhẹt “bao trùm” hết mọi hoạt động ngày Tết. Người người nhậu từ trong nhà ra tới hẻm. Nhậu từ nhà mình tới nhà họ hàng, qua nhà thông gia, thăm nhà bạn thân sang nhà bạn cũ đến nhà đồng nghiệp. Nhậu ở nhà, ngoài hẻm chưa đủ, sang mùng Hai, nhiều quán nhậu đã lập tức mở hàng đón khách nườm nượp.

Những ngày trước Tết, bia rượu luôn được các siêu thị đến các tạp hóa lớn nhỏ “ưu tiên”. Bấp chấp giá tăng chóng mặt thì đây là mặt hàng không thiếu trong giỏ hàng của mỗi nhà. Thậm chí, nhiều nhà phải thuê ô tô chở bia rượu về ăn Tết.

Tết bề ngoài rộn ràng vậy thôi chứ trong nhiều gia đình, đằng sau chén chú chén anh của các ông chồng là nỗi đau... của các bà vợ. Có chị vợ, nghĩ đến những ngày Tết khi còn sống với chồng cách đây mấy năm vẫn cứ ám ảnh: “Ba mẹ con đứng nhìn mâm nhậu ngổn ngang, bát chén bừa bộn dưới sàn. Rồi nhìn đoàn thanh niên trai tráng nhậu xong thản nhiên nổ máy phóng xe đi mà ứa nước mắt”.

Có bia rượu là có cãi vã, có bạo hành gia đình, có đổ vỡ. Bao nhiêu người phụ nữ thảm thiết mong chồng đừng bia rượu nhưng ngày Tết, quẹt nước mắt hay thâm tím mặt mày khi chồng say. Nhưng cũng chính tay họ, trước đó còn sắm sanh rất nhiều bia, nhiều rượu về chất trong nhà với cái tặc lưỡi: Tết mà!

Các nhà máy bia rượu hết công suất phục vụ Tết thì các bệnh viện lớn, bệnh viện nhỏ khắp cả nước cũng “chạy” bở hơi tai. Người nhập viện do đánh nhau, do tai nạn giao thông mà nhiều người khi nằm trên băng ca gãy chân, vỡ đầu vẫn còn sặc mùi bia rượu. Hoặc đến khi ngáp ngắn ngáp dài tỉnh dậy “thủ phạm” còn chẳng nhớ mình đánh người, đâm người.

Có nơi nào như xứ mình, sau ngày Tết truyền thống, vốn được xem là nét đẹp văn hóa, của tình thân thì trên các mặt báo, nhiều nhất lại là thông tin có bao nhiêu vụ đánh nhau, bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông.

Tết 2015, chỉ 9 ngày nghỉ có đến 317 người chết vì tai nạn giao thông cùng 6.200 vụ đánh nhau với số người nhập viện thì… không thống kê nổi. Trong đó, kể cả người thân như cha con, anh em, bạn bè cũng có thể đánh nhau, giết nhau. Lỗi không phải do bia rượu mà do người sử dụng bia rượu.

Nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong dịp Tết do tác động trực tiếp của rượu bia

Phải nói bia rượu, nhậu nhẹt trở thành đặc trưng của ngày Tết. Đã uống không chỉ nhấm nháp vài ngụm, vài ly khai xuân mà cứ phải không say không về, mà đã say rồi thì hiển nhiên hết đường về.

Nếu chỉ Tết vui mới nhậu còn may. Không, Tết nhậu, quanh năm suốt tháng, chẳng chờ ngày lễ lạt, ngày thường đâu đâu cũng nhậu. Từng người, từng nhà góp sức cho Việt Nam năm vừa rồi đạt đến “đỉnh cao” khi vào top 5 nước ở Châu Á về tiêu thụ rượu bia.

TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội bày tỏ, việc nhậu nhẹt bù khú “lên ngôi” trong dịp Tết phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa kiệt quệ và nghèo nàn. Từ người lớn đến người bé đang ngày càng xa lạ với những giá trị dân tộc, mức độ hiểu biết và thưởng thức nghệ thuật thấp, kể cả giới tri thức. Những nguy hại tác động đến lối sống nhân cách như nhậu nhẹt, chửi tục chửi bậy, đánh nhau trở thành phong trào được xem như là chuyện bình thường là thể hiện sự xuống cấp của đạo đức.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)
Read more ...